Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác


Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Bài làm

Thượng kinh kí sự là một trong những kí sự nổi tiếng của Lê Hữu Trác – một nhà văn, một nhà thơ và đồng thời là một vị lương y được nhiều người yêu mến.  Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Từ quang cảnh xa hoa lộng lẫy, từ cách sinh hoạt kín đáo trong cung, Lê Hữu Trác đã đưa ra những nhận định, đánh giá có giá trị hiện thực rất sâu sắc, có ý nghĩa cho tới muôn đời sau.

Giá trị hiện thực ấy trước hết được thể hiện qua quang cảnh nguy nga tráng lệ trong phủ chúa: đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ. Ở chốn phồn vinh này, mọi thứ diễn ra đều theo luật lệ nghiêm khắc. Thậm chí từng bước đi, từng lời ăn tiếng nói cũng theo lề lối được quy định sẵn. Tác giả tự nghĩ: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường! Có thể thấy nơi đây là bậc nhất của những người giàu sang. Trong cung vốn dĩ đã phồn hoa, lộng lẫy, nhưng nơi này mới thực sự khác hẳn người thường. Mọi thứ đều được trang hoàng rất cầu kỳ, sang trọng. Qua dãy hành lang phía tây, đến mọt cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi. Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng. Ở đây, cột đều sơn son thếp vàng. Vàng là thứ đồ có giá trị bậc nhất thời bấy giờ. Tất cả mọi thứ trong phủ chúa đều được trang trí bằng vàng. Ngay cả mâm cơm cũng toàn mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn đồ của ngon vật lạ. Người vốn dĩ được sinh ra trong chốn phồn hoa như Lê Hữu Trác đến giờ phút này mới được viết cái phong vị của nhà đại gia.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng rất tôn nghiêm, nghiêm trang và đều tuân theo luật lệ hà khắc. Mọi lời ăn tiếng nói thốt ra đều phải thể hiện sự cung kính, lễ phép. Bất kỳ một hành động nào diễn ra trong phủ đều phải công khai và có người bẩm báo trước. Nhất là khi vào xem mạch cho Thánh thượng, ai nấy cũng phải quỳ lạy, xin phép rồi mới được vào xem. Dù Thánh Thượng chỉ là một đứa trẻ chưa đầy mười tuổi. Nhưng luật lệ trong cung như vậy, ai cũng phải tuân theo.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Xúc cảnh (Ngóng gió đông) của Nguyễn Đình Chiểu: "Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông... Một trận mưa nhuần rửa núi sông"

Đặc biệt nhất là cảnh sống của Thánh thượng. Nơi “ngài” ở ẩn sâu sau nhiều màn gấm. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt mọt cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Mọt cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng Thánh thượng thường thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ. Mọi thứ vẫn được trang trí, bày biện rất hoành tráng. Mọi cung cách sinh hoạt cũng vẫn rất cung kính, lễ phép và thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói.

Tất cả những điều trên đã góp phần nêu lên sự thật về lối sống cũng như phong cách sống của Thánh thượng vô cùng trang hoàng, lộng lẫy. Tiền của không thiếu, vàng bạc châu báu có thể gọi là thừa, đồ ăn thức uống cũng toàn của ngon vật lạ. Tưởng chừng như nơi đây chẳng thiếu bất kỳ một thứ gì. Vậy mà Thánh thượng lại lâm bệnh chữa mãi không khỏi. Sau khi bắt mạch cho “ngài”, Lê Hữu Trác hiểu được nguyên nhân và tình trạng của Thánh thượng lúc này. Đó chính là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu. Bệnh thế này không bổ thì không được. Bản chất căn bệnh của Thánh thượng không phải điều gì quá lạ lùng hay bí ẩn, mà ở ngay trong cách sinh hoạt, ăn uống của “ngài”. Không phải cứ giữ gìn thật kín đáo, ăn thật no và nhiều chất là cơ thể khỏe mạnh. Không phải cứ được sung sướng, nhàn hạ là không bị mắc bệnh tật. Vốn dĩ, con người sinh ra đã là một mắt xích của vòng tự nhiên, nếu tự mình ẩn khỏi vòng tự nhiên ấy ắt sẽ sinh bệnh. Vì thế, muốn khỏi bệnh phải tự mình hòa hợp với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên chứ không chỉ ngồi một chỗ hưởng thụ và giữ mình thật kín đáo.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt

Căn bệnh của Thánh thượng có lẽ cũng đang là căn bệnh của nhiều người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi người ta dư của cải, dư vật chất, sống xa hoa mà không có giao hòa với tự nhiên, không lao động, không làm việc, không suy nghĩ, cơ thể sẽ tự yếu dần đi. Bởi trong muôn loài, vạn vật đều phải phấn đấu để bảo vệ cho sự sinh tồn của mình, vậy mà nhiều người lại ỉ thế mình có nhiều tiền bạc, không cần phải lao động cũng vẫn được hưởng thụ, được ăn sung mặc sướng. Cuộc sống lười nhác lâu ngày khiến cho cơ thể tự yếu dần.

cam nghi cua anh chi ve gia tri hien thuc trong doan trich vao phu chua trinh cua - Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác khi đối mặt với cảnh xa hoa trong cung cũng lấy gì làm lạ, nhưng ông không tán thưởng và ngợi khen sự tráng lệ ấy. Đặc biệt là cách mà Thánh thượng đang “an thân”. Muốn khỏi bệnh, “ngài” phải tự cởi bỏ những bức trướng cho mình trước, sống hòa hợp với thế giới bên ngoài, luật lệ nghiêm ngặt nhưng không phải vì thế mà bó buộc mọi người. Lê Hữu Trác đã kết luận rằng: Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên. Chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần, không trị bệnh mà bệnh sẽ mất. Ông nêu rõ thể chất do sự nuôi dưỡng và rèn luyện về sau mà nên. Không ai cứ ngồi một chỗ, chỉ hưởng thụ mà khỏe mạnh được. Phải vận động. phải sống hòa hợp với thiên nhiên thì cơ thể mới được an hòa.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản – Chương trình Ngữ văn 11

Lời kết luận của Lê Hữu Trác là phương thuốc rất hữu hiệu cho tất cả những ai đang sống trong nhung lụa, trong sung sướng, những ai đang tận dụng tiền của quá mức đến nỗi quên mất bản thân mình cần phải vận động, phải sống hòa hợp với mọi thứ xung quanh. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát sinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

Bài viết liên quan