Giải thích câu ca dao: “ Ta về ta tắm ao ta; dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”


Đề bài: giải thích câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta; dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”

Đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố để có được nước Nam như ngày hôm nay, bị các thế lực thù địch, xiềng xích, nhẫn tâm đầu độc nền văn hóa của chúng lên con người Việt Nam nhưng nước ta từ lâu đã có một nền văn hóa đã in đậm vào sâu trong tim và tâm trí của người nước Nam.Nhân dân ta có câu:

“Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Dân tộc Việt Nam có một ý chí tự lực, tự cường sâu sắc, gắn bó mật thiết với nền văn hóa của nước nhà, làm thất bại mọi âm mưu đồng hóa của kẻ thù lên mảnh đất nơi đây, làm chúng phải nể phục và khiếp sợ, dù trải qua từng ấy thời gian mà dân tộc Việt Nam vẫn giữ được cốt cách, phẩm chất của người Việt.

Hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao trên như thế nào để thấy được cốt cách của con người nước Nam như thế nào.

Đất nước đất bước vào giai đoạn nước rút của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, quyết tâm tới năm 2020 trở thành nước công nghiệp cơ bản, bước vào hội nhập với các xu thế mới, với các tổ chức khác nhau, vì thế Việt Nam phải hết sức bình tĩnh và thận trọng trong từng bước đi của mình.

>> Xem thêm:  Đề số 1: Em hãy bàn luận về sức mạnh của lời khích lệ.

Hình ảnh: cây tre, bến nước, sân đình, cái ao, giếng nước trở thành bểu tượng và hình ảnh quá đỗi quen thuộc của ngườ dân Việt Nam, trước đây mô hình chung của một làng ở nông thôn nước ta đó là có ao ở giữa làng, đó là nơi mà người phụ nữ thường giặt giũ quần áo cho gia đình, hay là sự trôi nổi của bèo, luống rau muống, nó gắn tuổi thơ của những đứa trẻ, là nơi tắm mát cho đời, sau khi đi chăn trâu, thả diều, bắt bóng, chơi đùa với nhau.

Cái ao là biểu tượng sâu sắc để của làng quê Việt Nam, là nét đẹp tinh thần của người dân cho tới tận bây giờ, là nơi mà cả tuổi thơ của họ gắn bó sâu sắc, khi đi xa, thứ khiến người ta nhắc nhiều nhắc là cái ao:

“Ta về ta tắm áo ta”

Đại từ nhân xưng “ta “ được lặp đi lặp lại ba lần để nhấn mạnh rằng ta là người Việt Nam, sinh ra ở đây, lớn lên cũng ở đây, chết đi cũng ở đây, và dù có đi nơi đâu đi chăng nữa, cuộc sống có xa hoa, phồn vinh nhưng trong tâm trí ta chỉ có Việt Nam là quê hương của mình.

“Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Tác giả sử dụng biện pháp so sánh sánh đôi là “ao nhà” với nhà khác, ao nhà dù sao đó cũng là nơi gắn bó thân thiết với chúng ta thì dĩ nhiên là dù có không trong, có váng bẩn thì đó vẫn là “cái ao” của mình, còn ” “, có sạch có trong thì đó vẫn là của người khác, của người lạ. Qua câu thơ thể hiện tinh thần và lòng tự hào dân tộc sâu sắc và khẳng định với tất cả mọi người rằng: “ao nhà vẫn hơn”.

>> Xem thêm:  Soạn bài quan hệ từ

Câu tục ngữ này chính là nhân chứng cho cả một thời kỳ của đất nước, khi nước ta đang phải chịu sự nô dịch, âm mưu đồng hóa của các thế lực thù địch, vì thế nó không những làm suy cạn ý chí của ta mà lại nâng cao ý chí tự lực, tự cường của dân tộc.

Khi bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, hội nhập thế giới, chúng ta sẵn sàng tiếp nhận nét đẹp của các nền văn hóa trên thế giới nhưng cũng quyết liệt bài trừ các thói hư tật xấu của thế giới, hội nhập chứ không hòa tan.

Dù có đi bốn biển năm châu, thì ao nhà vẫn hơn, câu tục ngữ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, son sắc một lòng, đó là tình cảm thiêng liêng mà không phải bất cứ dân tộc nào có được, họ thật thà, chịu khó, hiền lành.

Bài viết liên quan