Bình luận về câu nói “Một điều nhịn là chín điều lành”


Đề bài: Em hãy bình luận về câu nói "Một điều nhịn là chín điều lành"

Bài làm

Dân gian ta có một kho tàng kiến thức rộng lớn với nhiều kinh nghiệm được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Một trong số những kinh nghiệm hay được đúc kết từ những thế hệ đi trước đó là “Một điều nhịn là chín điều lành. Liệu câu nói được rút ra như bài học của dân gian còn đúng với xã hội hiện đại ngày nay?

Để hiểu sâu hơn về câu nói này, chúng ta phải biết được thế nào nhịn. Nhịn theo nghĩa tích cực là sự thể hiện của một tính cách tốt, ôn hòa, khiêm tốn và biết nhường nhịn đúng lúc và đúng chỗ. Điều lành là một kết quả tốt đẹp mà tất cả mọi người đều mong muốn. Câu nói dân gian muốn nói với chúng ta rằng, chỉ cần chúng ta biết nhẫn nhịn thì sẽ nhận được kết quả tốt đẹp.

Chúng ta sống trong một cộng đồng xã hội với rất nhiều mối quan hệ quanh ta. Chính vì thế mà cách ứng xử với mọi người là rất quan trọng. Việc cùng chung sống trong một xã hội là điều không hề đơn giản, sẽ có những lúc chúng ta không tránh khỏi việc đôi co, tranh cãi. Khoan hãy nói về việc ai đúng ai sai, mà nên bình tĩnh tìm ra điều đúng đắn và phương thức giải quyết. Để làm được điều đó, chúng ta phải biết nhẫn nhịn và cùng nhau thảo luận. Bàn luận bao giờ cũng tốt hơn cãi nhau, bởi bàn luận để tìm ra điều đúng còn cãi nhau là để tìm ra ai đúng. Con người nên hướng đến những điều đúng đắn và tốt đẹp, vậy nên chúng ta cần phải biết nhẫn nhịn đúng thời điểm.

>> Xem thêm:  Trình bày một số chức năng cơ bản của Văn Học- Văn 10

mot dieu nhin la chin dieu lanh - Bình luận về câu nói "Một điều nhịn là chín điều lành"

Bình luận về câu nói "Một điều nhịn là chín điều lành"

 Có một sự thật không mấy dễ chịu đó là chúng ta luôn xem bản thân mình là số một, đặt chúng ta ở vị trí cao hơn người khác.Áp lực từ nhiều phía dần khiến cho con người ức chế và nóng nảy hơn. Cái tôi quá cao khiến chúng ta không muốn nhún nhường và nhận phần thiệt về mình. Luôn tự cho là mình đúng, bảo thủ đến cùng với lập luận cá nhân làm chúng ta không muốn yếu thế và nhường nhịn người khác. Chúng ta cho rằng, nhịn là yếu đuối, là hèn nhát. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Thực tế chứng minh rằng, người biết nhịn đúng lúc mới là người làm được việc lớn. Nhịn đem lại cho chúng ta sự bình tĩnh và cái đầu tỉnh táo, để phân định rõ điều đúng sai, việc gì nên hay không nên. Khi chúng ta nhịn, nghĩa là chúng ta dừng lại để lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác, cân nhắc xem ý kiến đó là đúng hay sai. Nhịn là biểu hiện của việc biết lắng nghe tiếp thu những điều đúng đắn, biết bỏ qua cái tôi vì đại cục.

Đặc điểm của nền văn hóa Á Đông chúng ta là dùng cái tình làm cốt lõi để đối xử với gia đình đến xã hội bên ngoài.Chúng ta nhịn để có thể giữ được sự yên ấm, thuận hòa. Nhẫn nhịn cũng là cách tránh gây tổn thương cho những người chúng ta yêu thương và mọi người quanh ta. Khi chúng ta quá giận dữ và không kìm chế được cơn giận của mình, chúng ta sẽ khó lòng kiểm soát được hành vi và ngôn từ của mình, dẫn đến việc hành động không đúng. Nếu chúng ta biết nhẫn nhịn và bình tĩnh xử lý, chúng ta sẽ tránh được những lời nói gây đau lòng và những hành vi không đáng có.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm văn học chí khí anh hùng (nhân vật Từ Hải)

Vậy có phải dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta đều phải nhẫn nhịn hay không ? Câu trả lời chắc chắn là không. Xã hội của chúng ta ngày một phát triển và đổi mới, con người cũng ngày một khác, vì vậy mà cách xử lý vấn đề và tình huống cũng đa dạng hơn. Nhẫn nhịn là một đức tính tốt, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Có rất nhiều người lâm tưởng giữa  “nhịn” và “cam chịu”. Cái tôi quá lớn là không tốt, nhưng không có chính kiến của bản thân, hoặc không thể bảo vệ điều mình cho là đúng đắn cũng không hề hay ho chút nào. Có một câu nói như sau: "Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Nhưng có phải lúc nào cũng nhịn thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn ? Có “nhẫn” cũng là một chút, có “lùi” cũng là “một bước”, chúng ta chấp nhận hạ thấp cái tôi để tiếp thu những điều đúng đắn, để nhận sai nếu như chúng ta nhận thức chưa đúng, nhưng không thể cam chịu trước những sai trái. Nếu nhịn là điều tốt thì Việt Nam sẽ không có độc lập, nếu phải nhịn trong tất cả các trường hợp thì đồng bào ta sẽ chẳng có tự do.

Chữ “nhẫn”  là chữ mà con người cả đời phải học. Theo Hán tự, chữ “Nhẫn” được tạo nên bởi chữ Đạo mang đậm chất khách quan,nghiêm nghị nhưng bị đông,  đặt trên chữ Tâm mang cái nhìn cảm tính, nhưng phóng khoáng, tự do. Chúng ta nhẫn nhịn để gia đình êm ấm, giữ hòa khí chung giữa người với người, đủ tính táo để nhận thức được điều đúng đắn. Tuy nhiên, phải tìm được cách nhẫn nhịn đúng đắn, để không trở thành cam chịu, sợ phải nói lên quan điểm cá nhân, tệ hơn là chịu sự sai khiến không đúng đắn từ người khác.

>> Xem thêm:  Viết bài văn (dài khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Trong... cái chết” (Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giời phòng chống AIDS)

Câu nói “một điều nhịn là chính điều lành” của cha ông ta đã dạy cho chúng ta một bài học sâu sắc về triết lý sống. Chúng ta phải biết dĩ hòa vi quý để tránh khỏi những xung đột và hiểu lầm đáng tiếc, nhưng cũng phải biết mạnh mẽ bảo vệ những điều đúng đắn.

Nhẫn Đông

Bài viết liên quan