Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan


Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Bài làm

Đèo Ngang là một con đèo rất dài và cao nằm vắt ngang sườn núi cheo leo và hiểm trở nó là ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thuở xưa, khi muốn vào Huế thi cửa thì phải đi qua đèo này từ đó có rất nhiều bài thơ hay nói về con đèo ngang. Và Bà Huyện Thanh Quan trong một dịp từ Thăng Long vào Huế khi đi qua đã nổi dạy cảm xúc và sáng tác nên bài thơ này.

Mở đầu bài thơ tác giả đã cho ta thấy được thời điểm bắt đầu đến đèo ngang:

“Bước tới đèo ngang bóng xê tà”

Lúc này cảnh vật ở đèo ngang đang vào lúc chiều tà mặt trời đang dần buông xuống để nhường chỗ cho buổi tối. Khi mặt trời buông xuống cảnh vật như đang hưởng ứng vào thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi. Tuy vậy nhưng cảnh vật vẫn rất rõ ràng khiến người đặt chân đến đây vẫn nhìn được vẻ đẹp lộng lẫy của của đèo ngang.

“Cỏ cây chen lá, lá chen hoa”

Như vậy ta thấy được dọc đèo ngang có rất nhiều cây cối và hoa lá. Những cây hoa đan xen nhau nở dộ dưới nền xanh của lá và ánh chiều tà lấp lánh khiến trái tim người nghệ sĩ phải thốt lên thành những vần thơ hay mà ít người có thể làm được như vậy.

>> Xem thêm:  Dàn ý Tả lại buổi cảnh lễ chào cờ đầu tuần của trường em

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh cảnh vật và con người nơi đây. Giữa khoảng không của đất trời bao la rộng lớn có dáng vẻ nhỏ bé lom khom của mấy chú tiều nhỏ đang hái củi. Nhìn xa thêm một chút bên cạnh sống là cảnh chợ có mấy nag xung quanh. Thể hiện đời sống thưa thớt của con người nơi đây. Đồng thời lúc này cũng là chiều tà nên mọi thứ đang bắt đầu trở lên lạnh lẽo và trống vắng hơn. Từ đó gieo một nỗi buồn man mát vào tâm hồn của người đọc.

cam nghi ve bai tho qua deo ngang cua ba huyen thanh quan - Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang

“Nhớ nước lòng đau con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Đất trời đang tĩnh lặng thì ở đâu đó đang văng vẳng tiếng con chim quốc, chim gia gia kêu khiến nỗi buồn càng da diết hơn. Tiếng chim kêu vang không làm cho cảnh vật vui lên mà làm cho tâm trạng con người càng bi sầu hơn trước thiên nhiên và cảnh vật nơi núi non nghìn trùng. Đồng thời lúc này con người càng suy nghĩ nhiều hơn đặc biệt là nỗi nhớ nhà và ước mong giúp đất nước. Tác giả cũng thật tinh tế khi đan xen giữa hồn cảnh và hồn người. Cái bao la rộng lớn và sự hưu quạnh của cảnh vật cũng như tâm hồn của con người đang chơi vơi.

>> Xem thêm:  "Mẹ dang đôi cánh/ Con biến vào trong/ Mẹ ngẩng đầu trông/ Bọn diều, bọn quạ/ Bây giờ thong thả/ Mẹ đi lên đầu/ Đàn con bé tí/ Líu ríu theo sau."...

“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Nỗi buồn như được khắc sâu hơn và kết thành một mảnh tình mà chỉ có ta mới hiểu được nỗi buồn đó. Vì thế nỗi buồn không được san sẻ với ai càng làm tăng nỗi buồn và sự cô đơn hơn.

Bài thơ Qua Đèo Ngang là một bài thơ hay của Bà Huyện Thanh Quan dù ra đời rất lâu rồi nhưng vẫn giữ nguyên giá trị trước thời gian. Bài thơ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đèo ngang thưa thớt và hiểm trở. Đồng thời cũng nói lên tâm trạng buồn tủi cô đơn của tác giả không biết chia sẻ với ai.

Phạm Loan

Bài viết liên quan