Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng bài văn đạt điểm 9 trong kì thi học sinh giỏi


Rằm tháng Giêng là một trong những bài thơ viết về trăng hay nhất của Hồ Chí Minh, qua bài thơ độc giả không chỉ thấy bức tranh thiên nhiên lộng lẫy tuyệt bích dưới ánh trăng mà còn thấy được chân dung của Người- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong bài thơ Rằm tháng Giêng, em hãy trình bày cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng.

Dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tuyển chọn từ kì thi học sinh giỏi Tỉnh mà Vanmauhoctro.com giới thiệu dưới đây sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho quá trình viết bài của các bạn.

I. Dàn ý cho đề bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Mở bài cho đề cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

– Giới thiệu về sự xuất hiện của hình ảnh trăng trong thơ.

– Dẫn dắt và giới thiệu bài thơ “Rằm tháng giêng”: không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng mà còn thể hiện thành công bức chân dung của Bác- một con người luôn có sự thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ cách mạng.

Thân bài cho đề cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

-“Rằm tháng giêng” là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vào đêm rằm mùa xuân

– Bầu trời về đêm vào ngày rằm tháng giêng được miêu tả trong vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng: “Rằm xuân lồng lộn trăng soi”.

– Điệp từ “xuân” được lặp lại khiến cho cảnh vật trở nên tràn đầy sức sống từ bầu trời đến dòng nước

>> Xem thêm:  Kể lại buổi sinh hoạt ngoài trời ở trường em

-“Rằm tháng giêng” đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của Bác

– Con người hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt bích đó trong tư thế là ngươi chiến sĩ cách mạng.

– Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn người chiến sĩ rung động, cho thấy sự quyện hòa giữa tâm hồn người nghệ sĩ và người chiến sĩ cách mạng, tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đất nước.

-“Rằm tháng giêng” là bài thơ thể hiện niềm tin, niềm lạc quan cách mạng

Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, đẹp đẽ biểu trưng cho niềm tin, niềm lạc quan cách mạng vào chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến.

3. Kết bài cho đề cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Khát quát những nét đặc sắc của bài thơ “Rằm tháng giêng”.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ và là nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ. Một trong những hình tượng thiên nhiên trong sáng, gần gũi thường xuất hiện trong thơ ca là ánh trăng. Đây cũng là một trong những hình ảnh quen thuộc trong thơ Bác- vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. Bài thơ “Rằm tháng giêng” không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng mà còn thể hiện thành công bức chân dung của Bác- một con người luôn có sự thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ cách mạng.

“Rằm xuân lồng lộn trăng soi

Sông xuân lẫn với màu trời thêm xuân

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Bài thơ “Rằm tháng giêng” được sáng tác vào năm 1948, trong lúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp để tổng kết tình hình của cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn đầu. Bối cảnh ra đời gắn liền với sự kiện chính trị nhưng bài thơ lại thấm đẫm màu sắc lãng mạn, trữ tình. Bầu trời về đêm vào ngày rằm tháng giêng được miêu tả trong vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng. Đó là ánh trăng tròn đầy, đẹp đẽ tỏa ra sắc vàng dịu nhẹ bao trùm cảnh vật:

“Rằm xuân lồng lộn trăng soi

Sông xuân lẫn với màu trời thêm xuân”

Dưới ánh trăng, điệp từ “xuân” được lặp lại khiến cho cảnh vật trở nên tràn đầy sức sống từ bầu trời đến dòng nước. Không gian được mở ra ở biên độ của chiều rộng bầu trời và chiều sâu sông nước. Bầu trời cao rộng hóa thành bầu trời “trăng” và làn nước xanh thẳm cũng hóa thành sông trăng. Và trong không gian đó, hình ảnh con người hiện lên:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Con người hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt bích đó trong tư thế là ngươi chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt đó còn là công việc mang tầm vóc vĩ mô trong bối cảnh đất nước đang đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Nhưng rồi trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn người chiến sĩ rung động. Nhưng sự rung động đó không phải bởi vì Người sao nhãng việc quân mà thể hiện rõ hơn tinh thần yêu nước. Đối với Bác, tâm hồn chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn nghệ sĩ, tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu quê hương đất nước.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

“Rằm tháng giêng” còn là bài ca về niềm tin lạc quan cách mạng. Trong lúc “bàn bạc việc quân”, Bác thả hồn mình hòa nhập cùng cảnh sắc thiên nhiên, khiến cho con thuyền chở những người chiến sĩ cách mạng trở nên thơ mộng: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. “Trăng ngân đầy thuyền” vốn là một hình ảnh thực bỗng trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, đẹp đẽ biểu trưng cho niềm tin, niềm lạc quan cách mạng vào chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến, đồng thời cho thấy phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. Trăng thực sự đã trở thành người bạn đồng hành tri âm tri kỉ của Bác, đồng hành cùng người trong suốt chặng đường cách mạng. Ngoài bài thơ “Rằm tháng giêng”, Bác còn có rất nhiều vần thơ rất đẹp về hình ảnh ánh trăng, ngay cả lúc ở trong chốn ngục tù”:

““Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(“Ngắm trăng”– Hồ Chí Minh)

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã cho thấy vẻ đẹp thi sĩ trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Đến với thơ của Người, chúng ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh ánh trăng là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên cùng lòng yêu nước mãnh liệt giống như nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định “Thơ Bác đầy trăng”.

Bài viết liên quan