Cảm nghĩ về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách


Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng được biết bao truyền thống tốt đẹp và vẫn được gìn giữ đến tận hôm nay. Tiêu biểu chính là truyền thống “lá lành đùm lá rách” thể hiện tình yêu thương và bao bọc của con người đối với những con người kém may mắn, giúp họ có thêm sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống.

Đầu tiên, ta có thể hiểu câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” theo nghĩa đen, chỉ đơn giản là những chiếc lá lành lặn khỏe khoắn, vươn mình ra che chắn cho những chiếc lá nhỏ bé hơn và rách hơn để chiếc lá yếu ớt đó có thể được an toàn trước những nắng mưa thường ngày. Hình ảnh ví von chiếc “lá lành” và “lá rách” để cho con người dễ liên tưởng, để đồng cảm. Chiếc “lá rách” yếu ớt ấy dường như chỉ cần một cơn gió nhẹ lướt qua đã có thể lìa cành. Thế nhưng câu tục ngữ này còn ẩn chứa một ý nghĩa khác vô cùng cao cả. Đó chính là biểu hiện của tình người, của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương con người đối với nhau. Cũng giống như những mảnh đời bất hạnh trong, họ rất dễ bị tổn thương và không còn có thể đương đầu với khó khăn thử thách. Trong cuộc sống tưởng chừng như bình yên này lại có rất nhiều những số phận kém may mắn, họ gặp những họa nạn thiếu túng nhưng họ không hề cô đơn, vì bên họ luôn ấm áp tình người. Có biết bao nhiêu người sẵn sàng đưa tay ra cho họ nắm lấy, cùng họ san sẻ bớt đi những gánh nặng của cuộc đời.

>> Xem thêm:  Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Những chiếc lá đan xen vào nhau, đùm bọc lấy nhau giống như con người luôn mở rộng tấm lòng của mình để giúp đỡ những người đang vùng vẫy giữa khó khăn, gian nan vất vả. Chúng ta sinh ra ai cũng muốn được ấm no, hạnh phúc nhưng không phải ai cũng được vậy. Có những người cuộc đời của họ luôn gặp phải những bất trắc mà không có cách nào khiến họ tự mình thoát ra được vũng bùn ấy. Trong lúc họa nạn ấy mà họ có thể nhận được những tấm lòng nhân ái, sự sẻ chia, giúp họ có thêm sức mạnh để đương đầu với khó khăn quả thực không có điều gì ấp áp bằng. Những hành động thấm đượm tình người ấy góp xây dựng một một sống văn minh, tươi đẹp, góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa con người với nhau.

Và Tố Hữu đã viết “ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả thực khi ta mở rộng tấm lòng mình ra để chia sẻ, không chỉ những người được nhận sự chia sẻ vui mừng, mà những người đi giúp đỡ cũng nhận được rất nhiều. Thứ họ nhận được không thể đong đếm bằng giá trị vật chất, đó là giá trị về tinh thần. Tâm hồn họ trở nên thoải mái, vui vẻ khi mà đã giúp đã được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, họ cho đi họ nhận về tình thương, nhận về lòng kính mến và cả niềm tự hào đối với bản thân vì đã làm được việc tốt, giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn.

>> Xem thêm:  Em hãy tả lại một tiết học Văn

Những người cho đi không cầu cho bản thân nhận lại được thứ gì, họ cũng chỉ ming đóng góp công sức của mình để hôc trợ những hoàn cảnh khó khăn. Họ đề cao giá trị của sư cho đi hơn là giá trị mà họ nhận về. Điều họ muốn hơn cả chính là con người có thể xích laị gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Họ không muốn sống trong một xã hội chỉ toàn những ích kỷ nhỏ nhen, một xã hội mà con người cứ vô cảm lướt qua nỗi buồn của nhau mà không mảy may quan tâm chia sẻ.

Nhìn vào cuộc sống thường nhật ta có thể dễ dàng nhìn thấy những hành động đẹp đẽ đó. Những chương trình thiện nguyện vẫn diễn ra thường xuyên, như “ áo ấm mùa đông” “ trái tim cho em”, những chương trình làm cầu nối giữa những hoàn cảnh khó khăn với những trái tim vàng.

Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó là tinh thần tương thân tương ái, bao bọc giúp đỡ lẫn nhau của con người. Là một trong những truyền thống quý báu của dan tộc cần được phát huy và gìn giữ. Chúng ta hãy có những cái nhìn đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội để xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn của chính mình.

Bài viết liên quan