Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của tác giả Nguyễn Hữu Thỉnh


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh.

Bài làm

Mùa thu đã trở thành nguồn cội khơi nên bao dòng chảy thơ ca. Qua lăng kính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, đa xúc cảm của Hữu Thỉnh, trang thơ “Sang thu” ra đời đã cho thấy cái đẹp đến rung động lòng người của thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ nói riêng và mùa thu Việt Nam nói chung:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sường chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

 

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Hữu Thỉnh là nhà thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Hữu Thỉnh nói lên phong cách của một con người có tâm hồn yêu thiên nhiên và cảm nhận tinh tế được những rung động nhỏ bé nhất của thiên nhiên và đời sống. “Sang thu” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hữu Thỉnh.

Bài thơ “Sang thu” nói lên bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ có những chuyển biến sinh động cùng với chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời.

cam nhan ve bai tho sang thu cua tac gia nguyen huu thinh - Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của tác giả Nguyễn Hữu Thỉnh

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu

Thu trong thơ Hữu Thỉnh là mùa thu của đất trời hòa bình nên không có những cảm giác buồn lạc lõng như nhiều nhà thơ khác:

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Con cò”

“Em không nghe mùa thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Mà nó như đánh thức giác quan của người đọc bằng những hình ảnh, hương vị rất đặc trưng thú vị của mùa thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Hữu Thỉnh như vừa giật mình phát hiện ra “bỗng”. Thu sang nhanh quá khiến người ta chưa kịp nhận biết, nhanh tới mức hết cả một khổ thơ tác giả vẫn phải trầm trồ “hình như”. Những gì đặc trưng nhất được thi sĩ kể ra cả rồi. Đó là hương ổi chín. Ổi bước vào vụ chính là đầu hè và hết vụ khi thu sang. Cho nên hương ổi chín là một dấu hiệu của ngày chớm thu. Cái “phả vào” của hương ổi tạo nê cảm giác vừa nhanh chóng lan tỏa vào không gian vừa cố gắng bám víu lấy mọi thứ quanh nó. Tiếp nữa, gió se lại càng đặc trưng hơn cho mùa thu. Chỉ có thu mới có thứ gió se lạnh, man mác, rờn rợn trên làn da của con người suốt nhiều tháng quen với nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè. Tiếp, sương sớm mùa thu luôn mang cái dáng điệu “chùng chình” đầy thi vị, không ào ào như hè, rít mạnh như đông. Sương sớm thu tựa dáng điệu một vị khách lạ đi qua con ngõ quen với trạng thái cố lấn lướt, chậm chạp bước đi lưu luyến lắm. Tất cả làm nên một khởi đầu thu sang rất chân thật.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Ở khổ thơ thứ hai, bức tranh thiên thiên mùa thu được Hữu Thỉnh miêu tả có phần sinh động hơn với sông nước, cánh chim và đám mây. Nhịp độ chuyển động có sự khác biệt giữa cái dềnh dàng của sông và sự vội vã của cánh chim. Mặt khác, hình ảnh dòng sông trôi lững lờ hay cánh chim mau chóng kiếm mồi chuẩn bị cho cái rét mùa đông cũng rất đặc trưng cho mùa thu. Điểm đáng chú ý là tác giả sử dụng từ “được lúc” và “bắt đầu” tạo thế chủ động cho sông và cánh chim. Dòng sông như đang chủ động chậm lại theo tiếng thở của thời gian và cánh chim cũng tự biết cách chạy đua với thời gian.

Câu thơ cuối khổ cùng với từ “vắt” đã trở thành nhãn tự cho bài thơ. Động từ vắt được đẩy lên đầu bài thơ thể hiện trạng thái biến chuyển rất nhanh, rất lẹ. Đám mây như một nửa vẫn vương vấn hè qua, một nửa như mang khí thu tràn ngập. Từ đó, tác giả không còn “hình như” nữa mà đã khẳng định “sang thu”.

Đến khổ thơ cuối, Hữu Thỉnh dần chuyển sang giọng thơ trầm lắng triết lí hơn:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Tâm hông tinh tế Hữu Thỉnh tiếp tục nhận ra cái biến đổi nhỏ nhất trong không gian. Rõ ràng là “vẫn còn bao nhiêu” là nắng mùa hè nhưng tác giả lại nhận ra cái “đã vơi” của những cơn mưa. Hai cặp từ “vẫn còn” và “đã vơi” cho thấy cảm giác đối lập vừa quen vừa lạ.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về một loài động vật hoang dã

Mặt khác đặt trong tổng thể bài thơ thì đây là cách nói ẩn dụ. “Nắng” và “mưa” biểu tượng cho những sóng gió, khó khăn trong cuộc đời. Theo đó, hàng cây đứng tuổi cũng lấy làm biểu tượng cho chính bản thân tác giả và những con người từng trải. Sấm chính là những biến cố bất chợt có thể xảy đến. Như vậy, Hữu Thỉnh muốn bày tỏ một triết lí: trước những sóng gió cuộc đời, kẻ từng trải sẽ không còn sợ hãi trước bất kì khó khăn thử thách nào cả.

Tóm lại, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh rất thành công trong việc sáng tạo ngôn ngữ, từ dùng độc đáo đắc dụng và có những hình ảnh rất sinh động. Bài thơ không chỉ cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc mà còn góp thêm bức tranh mùa thu cho văn học hiện đại Việt Nam. Bài thơ mang thông điệp về quy luật tồn tai của Hữu Thỉnh cũng như chiêm nghiệm đắt giá về cuộc đời.

Hoài Lê

Bài viết liên quan