Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng


Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng của tác giả Trần Nhân Tông.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

2.Thân bài

-Cảm nhận về hai câu thơ đầu:

+ Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương

+ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả.

+Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ.

+Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

+Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư.

=> Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

– Cảm nhận về hai câu thơ cuối:

+Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

+Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá.

+Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm.

=> Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

+ Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người.

=> Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

3. Kết bài

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

II. Bài tham khảo

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

Bức tranh thiên nhiên trong thiên trường vãn vọng cho ta thấy được hồn thơ thiên nhiên một vị vua nhân đức, tài năng Trần Nhân Tông. Đọc từ đầu đến cuối bài thơ ta mới cảm thản được nhãn quan tuyệt vời của vua Trần Nhân Tông. Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.”

Dịch nghĩa:

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không”.

cam nhan ve buc tranh thien nhien trong bai tho thien truong van vong - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng

Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả. Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ. Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư. Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

>> Xem thêm:  Đề số 19: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.”

Dịch thành:

“Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.”

Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá. Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm. Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người. Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

Bài viết liên quan