Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân


Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Bài làm

“Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”. Cho nên một tác phẩm còn mãi với thời gian phải in đậm một dấu ấn cá nhân không “lẫn” của người nghệ sĩ. Gói gọn trong một chữ “ngông”, nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” được Nguyễn Tuân xây dựng ở các mặt tài năng, nhân cách, thiên lương.

Nguyễn Tuân say mê truy tìm cái đẹp. Cái đẹp không chỉ nằm trong truyền thống văn hóa mà còn ở trong chính những con người sáng tạo ra nó. Nhìn nhận con người ở góc độ nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên những hình tượng nhân vật đầy tài hoa, phi thường mà tiêu biểu là Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Nhân vật Huấn Cao với tài thư pháp hiếm có, khí phách hiên ngang và tâm hồn thiên lương trong sáng. Cả ba điểm này đạt đến độ tuyệt đối.

Huấn Cao được Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ vị anh hùng Cao Bá Quát với tài văn chương và nhân cách thanh cao. Chỉ vài câu văn, ông Huấn hiện lên qua những lời đồn thổi như một huyền thoại truyền tụng với ý ngợi ca. “Huấn Cao? Hay là cái người mà tỉnh Sơn ta vấn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Thư pháp là môn nghệ thuật rất khó, đời hỏi con người phải có tài năng vượt trội. Huấn Cao không chỉ giỏi thư pháp mà chữ ông còn “vuông lắm”, cho thấy cái “hoài bão tung hoành” của đời người. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ” mong có được chữ Huấn Cao – “vật báu trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì hẳn chủ nhân nó còn là người xuất chúng lắm, phải là kết tinh linh hồn, khí thiêng dân tộc. Chẳng thế mà trong giây phút tuyệt vời “xưa nay chưa từng có”, chiêm ngưỡng những dòng chữ óng ánh dưới ngọn lửa đỏ, quản ngục đã chắp tay lạy người nghệ sĩ ấy. Dòng chữ linh nghiệm dường như có sức mạnh thần thánh giải thoát một người tù bị tù chung thân trở về với lương thiện.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu- văn lớp 12

cam nhan ve nhan vat huan cao trong chu nguoi tu tu cua nguyen tuan - Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Cái tài ông Huấn không chỉ khiến người khác nể phục mà còn có tác dụng khơi sáng tâm hồn con người. Nguyễn Du từng viết trong “Truyện Kiều”: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ở Huấn Cao, cái tài đã quý, nay cái tâm còn quý hơn. Đối với Huấn Cao, thư phá không phải là xác chữ mà là hồn vía của con chữ, nghĩa là phải chứa đựng nhân cách của con người. Nét chữ “vuông” kia thể hiện tâm của con người có nhân cách lớn, khát vọng lớn. Nhân cách lớn nên không dễ dàng cho ai chữ bao giờ, trừ chỗ tri kỉ. Nhân cách lớn ấy cũng không vì vàng ngọc mà lung lay. Thời gian trong ngục, ban đầu Huấn Cao khinh miệt quản ngục vì không muốn gần những kẻ bị hoen ố thiên lương. Nhưng khi cảm rõ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, Huấn Cao đã thốt lên “thầy quản đây mà lại có cái sở thích cao quý như vậy”, thậm chí có chút day dứt “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Giờ đây Huấn Cao và quản ngục đã thành tri kỉ. Hai trái tim yêu cái đẹp đã cùng chung một nhịp đập. Bằng tấm lòng nhân đạo, trong sáng, Huấn Cao đã nhận ra tấm lòng quản ngục tựa thoi mực “tốt” và “thơm” bốc lên từ chậu mực giống như cái “thiên lương” sáng giữa chốn cặn bã ngục tù. Do vậy, hành động cho chữ của Huấn Cao là trả một tấm lòng, trao một tấm lòng. Khuyên quản ngục rời khỏi chốn bẩn thỉu để tránh làm nhem nhuốc thiên lương, Huấn Cao đã bày tỏ tấm lòng yêu cái đẹp, ghét cái xấu và nhất định không để cái xấu tồn tại cũng cái đẹp.

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt

Huấn Cao bất tử còn vì cái “dũng”. Bước vào cánh cửa tù ngục – nơi cái ác ngự trị, Huấn Cao không những không run sợ mà còn hiên ngang bất khuất. Hơn một lần ông đứng lên chống lại triều đình và chế độ thông quan hành động “bẻ khóa vượt ngục” và “dỗ gông”. Hành động đó cho thấy Huấn Cao coi lính canh chỉ là lũ rệp xanh hút máu người thô bỉ, đáng thương hại. Huấn Cao còn thản nhiên nhận rượu thịt mà quản ngục chu cấp, coi như “hứng bình sinh”. Nhưng khi quản ngục xuất hiện, Huấn Cao lại miệt thị, coi thường. Huấn Cao muốn quản ngục thấy cái dũng khí không hề biết sợ, muốn hắn vỡ mộng. Khi quản ngục nhận tin dữ đến mức “tái nhợt người” thì Huấn Cao “mỉm cười” thản nhiên tiếp tục dặn dò việc cho chữ. Trước cái chết gần kề, những con chữ cuối đời người không ngả nghiêng, xiêu vẹo mà “vuông tươi tắn” ngời sáng trên tấm lụa bạch. Hành động ấy cho thấy cái dũng khí ngất trời.

Tóm lại, truyện ngắn “Chữ người tử tù” đã cho thấy chất tài hoa nghệ sĩ tuyệt vời của Nguyễn Tuân trong cách nhìn nhận, khám phá, diễn tả. Trong những cái tầm thường giản dị, Nguyễn Tuân vẫn cho thấy chất nghệ sĩ thông qua hệ thống ngôn ngữ hết sức đa dạng cũng với cái “ngông” sẵn có. Nguyễn Tuân đã phát hiện ra một chân dung nhân vật Huấn Cao toàn mĩ trong cái tài, cái tâm và cái dũng. Có lẽ, Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất mà Nguyễn Tuân tìm được trong cái thời “vang bóng”.

>> Xem thêm:  Phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hoài Lê

Bài viết liên quan