Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ


Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn (“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”) – Nguyễn Dữ.

Bài làm

Nguyễn Dữ là một nhà văn có tấm lòng nhân đạo và luôn bênh vực chính nghĩa. Khác với các trí thức nho gia thời phong kiến sáng tác nên những vần thơ bày tỏ khí chất thanh cao, tâm hồn phóng khoáng thì Nguyễn Dữ lại tìm về văn học dân gian và sáng tạo nên thiên truyện nhiều tập “Truyền kì mạn lục”. Các tác phẩm của Nguyễn Dữ vừa giàu màu sắc dân gian vừa li kì hấp dẫn phản ánh đúng thực tế xã hội và nêu lên tuyên ngôn chính nghĩa. Truyện ngắn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” khá tiêu biểu cho sáng tác văn học và phong cách nghệ thuật Nguyễn Dữ khi xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn khảng khái, giàu tinh thần chính nghĩa, đậm màu sắc anh hùng.

“Truyền kì mạn lục” tựa như bức tranh thu nhỏ của xã hội phong kiến những năm thuộc thế kỉ XVI khi chế độ phong kiến độc tôn đẩy người dân vào cảnh khốn khó. Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” hấp dẫn người đọc bởi cách xây dựng tình huống truyện, những yếu tố li kì, gần gũi với văn hóa quần chúng và hấp dẫn từ chính tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trung tâm là Ngô Tử Văn. Nhân vật Ngô Tử Văn trở thành người thay Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng anh hùng, phẩm chất nam nhi biết đấu tranh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Trước hết, nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên là con người tốt bụng, biết quan tâm đến đời sống mọi người xung quanh mình. Điều này hoàn toàn đúng đắn khi chúng ta dẫn ra hành động đốt đền tà để diệt trừ yêu ma quỷ quái quấy nhiễu dân làng.

cam nhan ve nhan vat ngo tu van trong chuyen chuc phan su den tan vien cua nguy - Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn

Mặt khác, Ngô Tử Văn là người dũng cảm. Nhiều năm nay dân trong vùng đều khiếp sợ và chịu phục tùng linh hồn yêu ma tên tướng giặc bại trận. Chỉ có duy nhất một mình Ngô Tử Văn dám nghĩ và thực sự đã có hành động đốt đền để tên yêu ma không còn chỗ dung thân. Trong cảnh tượng Ngô Tử Văn bị quan sai bắt về âm ti xét hỏi, Ngô Tử Văn đứng trước cảnh tượng hãi hùng âm địa lại không hề có chút gì run sợ, đầu hàng.

Ngô Tử Văn giàu tinh thần chính nghĩa khi chịu đứng ra diệt trừ tà ác. Nguyễn Dữ đã giới thiệu Ngô Tử Văn như sau: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng được biết đến là người có tính tình bộc trực, thấy gian tà là không thể chịu nổi”. Hành động dùng lửa đốt đền thay vì phá bỏ đã khẳng định sự quyết liệt trừ diệt cái xấu cái ác. Trong khi mọi người không vượt qua được nỗi sợ hãi của quỷ thần thì Ngô Tử Văn đã đứng ra lật đổ thần quyền mê tín, dị đoạn làm trong sạch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng người Việt.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông lớp 10

Tại phiên tòa xét sử giữa Ngô Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc trên bàn cân công lí lão Diêm Vương hồ đồ nắm giữ, Ngô Tử Văn càng tỏ rõ chí khí và tính cương trực của mình. Trước lời lẽ giảo biện, bóp méo sự thật, ngoa ngoắt của nguyên đơn, bị cáo Tử Văn không những “cứng cỏi”, mạch lạc vạch trần tên bạo tướng mà ngược lại còn tố cáo, chỉ ra tội ác của hắn. Ngô Tử Văn còn khảng khái nói rằng: “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”. Thẩm phán đại diện cho người nắm quyền lực cao nhất của chế độ xã hội có lúc đã hồ đồ mà nghe tên yêu ma nhưng cuối cùng vẫn thuyết phục từ chí khí của cái chính nghĩa. Ngô Tử Văn thắng kiện dường như là tuyên ngôn của cái chính nghĩa, cái tốt luôn thắng cái xấu và nhất định sẽ chiến thắng tuyệt đối.

Một vấn đề cần bàn tới nữa ở đây là Ngô Tử Văn cũng phải chịu bất công khi ra tay diệt bỏ cái xấu để cuối cùng bị lấy đi tính mạng. Ngô Tử Văn là người tài nhưng vì sinh ra không đúng thời thế nên phải chịu uất ức, thiệt thòi. Có thể coi Tử Văn là nhân vật tiêu biểu cho trí sĩ thời bấy giờ, tài hoa nhưng đoản mệnh.

Ở phần cuối tác phẩm, Ngô Tử Văn sống lại và nhậm chức phán sự đền Tản Viên như một cách kết thúc có hậu giúp lòng người thỏa mãn và tin tưởng hơn vào chính nghĩa ở đời. Thông qua nhân vật này, Nguyễn Dữ đã khẳng định được sức sống của cái thiện và bày tỏ khát vọng thanh lọc xã hội.

>> Xem thêm:  Nếu không có mục đích anh không làm được gì cả. Anh cũng khống làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tẩm thường (Điđơrô). -Văn 10

Tóm lại, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với những yếu tố kì ảo, mới lạ, có mâu thuẫn, kịch tính, cao trào và cái kết được coi là có hậu đã cho thấy nét đặc sắc riêng của tác phẩm cũng như cách xây dựng xuất sắc nhân vật Ngô Tử Văn có tâm hồn, khí chất anh hùng. Tác phẩm không chỉ cho thấy rõ được phong cách văn chương rất riêng mà còn có tính hiện thực xã hội và đưa ra quan điểm sống đã thành chân lí ở đời: Cái thiên sẽ luôn thắng cái ác chỉ cần chúng ta có một tinh thần dũng cảm và dám đứng ra đấu tranh loại bỏ nó, thắng lợi ắt về phía chúng ta.

Hoài Lê

Bài viết liên quan