Đọc thêm: Tinh thần thể dục


Đọc thêm: Tinh thần thể dục

Hướng dẫn

Bây giờ, chúng ta gọi nhau dậy từ lúc nửa đêm để xem truyền hình các trận đá bóng quốc tế, chen chúc nhau ở sân vận động để tranh nhau mua vé vào sân cỏ…

Bởi vậy, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi Nguyễn Công Hoan mở đầu Truyện Tinh thần thề dục bằng cái trát quan, mang giọng quảng cáo, ép buộc và hăm dọa người đi xem bóng đá:

“Nay thừa lệnh tỉnh đường, ngày 19 mars này, tức 29 tháng giêng An Nam, tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ”.

Chưa hết ngạc nhiên thì phần cuôì trát lại chêm vào những câu hết sức ngộ nghĩnh:

“Những người dã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước thì lần này được miễn”.

“Phải ăn mặc tử tế nghiêm chỉnh và phải vỗ tay luôn luôn vỉ hôm ấy có nhiều quan khách”.

Hóa ra thời bấy giờ đi xem đá bóng không là giải trí thú vị, tự nguyện… mà là một tai nạn của đầu đinh, sánh ngang tầm đi lính, đi phu… nhưng có khác là đi xem đá bóng thì phải mặc quần áo “nghiêm chỉnh” và phải “vỗ tay luôn luôn” để đẹp lòng quan khách.. Khỏi phải nói, ta cũng mường tượng ra các ông khách ấy là ông Tây, ông Cẩm, bà Đầm… hoặc có bà con với các ông Văn Minh, ông Typn… của Vũ Trọng Phụng.

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về tác phẩm Mùa xuân của tôi – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

Quan Lê Thăng đã có một cái trát độc đáo, ông lí (cần phải thấy tính cách của thầy lí trong vụ này), ông ta thi hành trát càng sáng tạo hơn trong từng sự vụ: nào cái roi song to bằng ngón chân cái, nào chiếu sổ đinh, ông lí đã “làm phúc”, nhặt ba hào của bọn cùng đinh bỏ túi cho thằng Sang đi thế anh Mịch rồi dặn dò nó nắm cơm từ chiều hôm trước, áo khăn tử tế… cổ nhân có nói “có đức mặc sức mà ăn” quả là không sai!

Đức dày ơn rộng đến thế, mà ông lí gặp toàn những “dân ngu như lợn”, “trốn như trốn giặc” không chịu đi xem đá bóng!

Hỡi ơi… song song… đối lập với các quan khách là vị lí trưởng vác roi song và những vị tổ chức sân thể dục là những con người “ăn mặc như thằng ăn mày”, đi xem đá bóng thuê cũng phải dạm mượn khăn áo, mà người thuê người đi thay mình cũng còn phải nộp ông lí ba hào… Và bao nhiêu gương mặt nhăn nhó, van xin được ở nhà… chẳng phải nghỉ ngơi nhàn hạ gì… mà là để “được” đi làm trừ nợ. Thế mà rồi cũng không xong! Người ta bảo rằng “quan tha thì ma bắt”, ở đây hai bên cũng là quan, hai quan cùng đi bắt… thì thằng dân đen trốn ở ngách nào?

>> Xem thêm:  Câu cá mùa thu (Thu Điếu)

Họ trốn ở ngách nào được, khi ông lí bảo “ốm gần chết củng phải đi” và bọn lính tuần “tróc” nã, sục sạo từng nhà, chọc tay thước cả vào cốt gio, bồ trấu… để túm lấy những thân hình cúm rúm của các “thằng cò” nơm nớp lo sợ đửa con đỏ hỏn sẽ chết đói nay mai!

Ngày chưa có quan Pháp, cái con cò còn phải “lặn lội bờ sông”, ngày có chính quyền bảo hộ mang văn hóa mẫu quốc đến, thì những “thằng cò”, “thằng vạc” được dẫn đi xem đá bóng nữa! Sung sướng thay! Thật là bức tranh bi hài, những màn hài kịch ứa nước mắt, miệng cười đến mếu xệch và thắt ruột thắt gan khi xem của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn Tinh thần thể dục.

Khi ông vạch trần chính sách mị dân của Ducouroy trong thời kì 1938 với những phong trào thể dục, thế thao vui vẻ trẻ trung, hầu làm cho người dân Việt quên đi cái nhục mất nước. Quên làm sao được, khi nỗi khổ nhục ấy diễn ra hằng ngày với cây roi song và những buổi làm trừ nợ!

(Trích Văn học trong nhà trường, Nguyễn Công Hoan, NXB Văn nghệ 2000)

Mai Thu

Bài viết liên quan