Giới thiệu về Hồ Xuân Hương – Tác giả của bài thơ Tự tình II


Hồ Xuân Hương là gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học trung đại Việt Nam.  Hôm nay, Vanmauhoctro.com sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị về nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình thông qua phần giới thiệu về Hồ Xuân Hương- tác giả bài thơ “Tự tình”. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tiểu sử về nhà thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất), sinh ra tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng lớn lên ở kinh thành Thăng Long.   Cuộc đời nữ sĩ có nhiều éo le, ngang trái. Bà sống trong cảnh tình duyên muộn màng, từng hai lần mang thân đi làm lẽ và từng sống trong cảnh góa bụa. Những điều này đã tác động không nhỏ đến những sáng tác của Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương từng đi nhiều nơi và đặt chân lên nhiều miền đất của đất nước: từ Thăng Long đến động Hương Tích, chùa Thầy, xuôi Bắc Ninh về đèo Ba Dội ở Ninh Bình,…. Vì thế, bà có nhiều cơ hội giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ như Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, tức Nguyễn Du.

II. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương

1. Hồ Xuân Hương sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm

Về sự nghiệp sáng tác, Hồ Xuân Hương sáng tác ở cả chữ Nôm và chữ Hán. Thơ Nôm của nữ sĩ còn lại đến ngày nay đều do lưu truyền trong dân gian và người đời sau ghi chép lại. Bản “Xuân Hương thi tập” được phiên âm ra chữ Quốc ngữ do Xuân Lan xuất bản năm 1913. Bà còn được cho là tác giả của cuốn “Lưu hương kí” gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

gioi thieu ve ho xuan huong – tac gia cua bai tho tu tinh ii - Giới thiệu về Hồ Xuân Hương – Tác giả của bài thơ Tự tình II
Giới thiệu về Hồ Xuân Hương – Tác giả của bài thơ Tự tình II

2. Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo trong nền văn học trung đại Việt Nam

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học trung đại. Bà là nhà một hiện tượng độc đáo trong nền văn học trung đại. Bà là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với ba tiếng nói: tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh. Cảm xúc chủ đạo đó gắn liền với giọng điệu trào phúng. Đối tượng trào phúng của Hồ Xuân Hương là những kẻ giả dối và phi nhân tính, chà đạp lên thân phận và cuộc đời của người khác.

Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương sử dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian. Bà vận dụng một cách sáng tạo thành ngữ, tục ngữ và thậm chí là ca dao. Hình tượng nghệ thuật trong thơ nữ sĩ được xây dựng trên một quan niệm thẩm mĩ là “cái đẹp là cuộc sống tự nhiên, bản năng lành mạnh của con người”. Trong đó, vẻ đẹp thân thể người phụ nữ trở thành mẫu số chung cho những sáng tạo hình tượng của thơ Hồ Xuân Hương.

Bài viết liên quan