Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ


Trong bài học hôm trước, Vanmauhoctro.com đã giới thiệu đến bạn học bài Giới thiệu về tác phẩm Hai đứa trẻ. Để giúp người học có thêm tư liệu cho bài học, hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu bài khái quát về tác giả Thạch Lam. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

I. Tiểu sử tác giả Thạch Lam

Tác giả Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của ông mang một phong cách rất đặc biệt, thể hiện những tài năng và sở trường sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông.

gioi thieu ve nha van thach lam – tac gia cua truyen ngan hai dua tre - Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ
Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân) sinh năm 1910 tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công chức có nguồn gốc quan lại. Ông là một thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn” nhưng không đi theo lối viết chung của nhóm mà tìm một phong cách hoàn toàn khác, phong cách giản dị và trong trẻo.

Theo đó mà những đóng góp về nghệ thuật ngôn ngữ của ông có ảnh hưởng sâu đậm đến quá trình hiện đại hóa nền văn học.

2. Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm của ông khá khiêm tốn vì cuộc đời của nhà văn tài hoa quá ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn 3 tập truyện ngắn: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1941). Ông có một truyện dài là “Ngày mới”, tiểu luận “Theo dòng” và tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”, bên cạnh đó có vài truyện viết cho thiếu nhi được in trong “Quyển sách Hạt ngọc”. Ngôn ngữ của Thạch Lam rất đặc biệt, giản dị mà say đắm lòng người, tránh xa sự chau truốt và bác học của ngôn ngữ văn chương Trung đại. Nghệ thuật ngôn ngữ của ông thanh thoát nhưng không hề sáo rỗng, vẫn toát lên vẻ bình dị hiếm có. Những tác phẩm của ông không gân guốc, nhưng thâm trầm và kín đáo, mỗi truyện ngắn lại như những bài thơ hàm súc, cô đọng. Lối kể chuyện của ông đầy tâm tình và tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng và tội nghiệp.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huấn Cao để làm nổi bật vẻ đẹp và tài năng của người anh hùng trong Chữ người tử tù

Thạch Lam đã mang tới cho nền văn học Việt Nam đang hiện đại hóa những đóng góp quan trọng trên phương diện ngôn ngữ, mang dấu ấn rất riêng của cây bút lãng mạn, giàu cảm xúc và tài hoa.

Bài viết liên quan