Hình ảnh cái chết bi trang nơi biên cương viễn xứ và lời thề quyết tử vì tổ quốc thiêng liêng của người lính Tây Tiến


Hình ảnh cái chết bi trang nơi biên cương viễn xứ và lời thề quyết tử vì tổ quốc thiêng liêng của người lính Tây Tiến

Hướng dẫn

  • Hình ảnh cái chết bi tráng nơi biên cương viễn xứ

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Bên cạnh hình ảnh oai hùng, mạnh mẽ, người lính Tây Tiến còn được khắc họa quan hình ảnh của những cái chết. Chiến đấu nơi rừng núi, cái chết đối với người lính chẳng có gì lớn lao. Những chàng trai trẻ biệt quê nhà đi chiến đấu cho quê hương, quyết hi sinh vì đất nước đâu còn tính chuyện ngày trở về. Thế nhưng, hình ảnh thê lương của những “mồ viễn xứ” không khỏi khiến ta ngậm ngùi:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

Cái chết đến nhẹ như lông hồng. Cái chết như mộtt sự chuyển hóa chứ không phải là chấm dứt. Cái chết không hề làm các anh run sợ. Bởi các anh đã từng thề hứa “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.” Vĩnh biệt đồng đội, các anh “về với đất” như trở về với mẹ thiên nhiên vĩ đại. Chiếc áo bào gắn bó bao tháng ngày thay cho chiếc chiếu cùng các anh về với vĩnh hằng. Con sông Mã gầm lên khúc ca bi tráng tiễn đưa người anh hùng.

Cái chết nơi chốn rừng núi biên cương viễn xứ ấy cũng không thể nào ngăn cản được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” có nhịp điệu, tiết tấu nhanh. Nó vang lên như một lời thề thiêng liêng của người lính Tây Tiến. Nhưng anh không chết mà hóa thân vào non sông đất nước. Các anh trở về với cõi trường sinh bất tử.

>> Xem thêm:  Tả cảnh đẹp mùa thu trên quê hương em - Văn mẫu lớp 2

Trong giờ phút thiêng liêng ấy, dòng sông Mã đã kịp tấu lên khúc độc hành để tiễn đưa linh hồn và thể xác của anh về đất mẹ thân yêu. Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” chỉ là một cách nói ước lệ của Quang Dũng nhằm làm “sang trọng” cái chết của người đồng đội, đồng thời làm giảm nhẹ sự đau khổ mất mát

Câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” mang đậm chất hào hùng bi tráng. Con sông Mã đã gắn liền với bước đường trường chinh gian khổ của người lính Tây Tiến. Con sông đã từng chứng kiến biết bao chiến công oai hùng của họ. Nay dòng sông đau đớn tiếc thay tiễn đưa họ về đất. Nhưng với hình ảnh thơ này, Quang Dũng đã nâng cái chết của những người đồng chí lên một tầm cao mới. Người lính dường như không chết. Người lính đi về một cõi riêng nào đó. Họ vẫn sống trong trí nhớ của những người đồng đội. Bởi thế, cái chết của người lính Tây Tiến đã trở nên bất tử.

Trong những năm kháng chiến, ta thường ít khi nói đến cái chết, điều đó cũng dễ hiểu. Nhưng trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã không né tránh khi nói đến cái chết của những người đồng đội. Trong bài thơ có đến ba lần nhà thơ nói đến cái chết. Đó là: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Rồi đến“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Cuối cùng “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ đầu gợi lên khung cảnh thật thơ lương với hình ảnh những ngôi mộ nằm rải rác nơi biên cương viễn xứ. Nhịp điệu câu thơ chậm như kéo dài ra, làm hiện rõ sự đau thương mất mát.

Có người cho rằng, tác giả đã tô đạm cái chết của người lính quá mức. Điều này có thể gây nên sự bi thương, khiến cho lòng ta bi lụy. Nhưng kì thực, những hình ảnh ấy góp phần khắc họa đậm nét tính chất bi hùng của cuộc chiến đấu, làm rạng ngời ý chí chiến đấu của người lính trong những năm tháng đâu thương nhất của dân tộc. Dù cái chết hiện hình nhưng nó không khiến cho người lính phải run sợ. Họ vẫn vững bước tiến lên phía trước. Đồng đội của họ, những người đã chất vẫn cùng họ xung phong vào cuộc chiến. Mỗi chiến thắng của họ có sự góp sức của đồng đội, của cả dân tộc.

Những người lính Tây Tiến dấn thân vào cuộc sống chiến đấu và tâm niệm“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ra đi với tiếng hát hào hùng của đoàn vệ quốc:

Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi

Nào có xá chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết chớ lui”.

Ra đi với khí thế ấy, tâm niệm của họ mới có thể vượt qua gian khổ, khó khăn. Vững niềm tin, họ mới dám đương đầu với cái chết mà không nản lòng, nhục chí.

Nói về sự mất mát, hi sinh sao tránh khỏi nỗi buồn. Bởi thế, âm hưởng bài thơ tuy hùng tráng nhưng phản phất nỗi buồn đau. Tuy nhiên, đó không phải nỗi buồn đau bi lụy. Người chiến sĩ Tây Tiến khi bước vào cuộc chiến đấu là người hiến dâng tuổi trẻ mình cho quê hương. Đối với cái chết họ xem nhẹ tựa lông hồng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Quang Dũng viết về cái chết nhẹ nhàng như vầy. Tác giả dùng những từ “quên đời”, “về đất” để nói lên sự mất mát, hi sinh. Cách nói ấy đúng với tinh thần và quan niệm người tráng sĩ ngày xưa “dặm nghìn da ngựa bọc thây”.

  • Lời thề quyết tử vì tổ tổ quốc thiêng liêng

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng kết thúc bằng lời thề quyết tâm chiến đấu.Lời thề của người đã xác định rõ tinh thần một đi không trở lại. Ra đi là chỉ có “một chia phôi”:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn quê Xầm Nưa chẳng về xuôi”.

Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời, vượt qua sự cảm hóa khắc nghiệt của thời gian, bài thơ vẫn có một chất hấp dẫn và cuốn hút đặc biệt với người đọc hôm nay. Đồng thời cũng gợi nhớ về những năm tháng không thể nào quên trong lịch sử dân tộc. Có thể coi bài thơ Tây Tiến là bức tượng đài bất tử về những người lính vô danh mà Quang Dũng đã tạo dựng nên bằng cả tâm hồn mình. Bài thơ là sự tưởng nhớ của tác giả về một thế hệ thanh niên hăng hái ra đi chiến đấu và gục xuống vì độc lập – tự do của dân tộc.

>> Xem thêm:  Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến" là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để làm sáng rõ biện pháp đó

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan