Hình ảnh cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một hình ảnh đẹp, chấp cánh cho bài thơ bay lên


Hình ảnh cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một hình ảnh đẹp, chấp cánh cho bài thơ bay lên

Bài làm

Nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng H.Andersen đã từng nhận định”không có câu truyện cổ tích nào đẹp hơn câu truện cổ tích do chính mình viết lên”.Rõ ràng, hiện thực cuộc sống chính là bức phông nền, là bến đỗ cho những cảm xúc văn chương thăng  bay bổng.Từ hiện thực cuộc sống chiến trường,Chính Hữu viết lên bài thơ ‘Đồng Chí”.Đọc bài thơ có ý kiến cho rằng:’hình ảnh cuối bài thơ đồng chí của Chính Hữu là một hình ảnh đẹp,chắp cánh cho bài thơ bay lên”.

“Đồng chí”của Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ là lời dành cho người bạn đồng chí đã bên cạnh tác giả và chăm sóc ông khi ông phải nằm ở bệnh xá của đơn vị.Hình ảnh bài thơ cuối là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của người lính cách mạng trong bài thơ.Câu thơ “Đầu súng trăng treo” là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.Chính hình ảnh này đã khiến bài thơ bay bổng hơn, lãng mạn hơn và tư tưởng chủ đề của tác phẩm cần được tô đậm.

cam nhan ve kho tho cuoi cua bai tho dong chi - Hình ảnh cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một hình ảnh đẹp, chấp cánh cho bài thơ bay lên

Trước hết, câu thơ hay về nghệ thuật, là hình ảnh đẹp.Câu thơ hàm súc, ngắn gọn. Trước đây, nhà thơ viết ” Đầu súng mảnh trăng treo ” sau đó nhà thơ bỏ từ mảnh vì nó gợi sự hao huyết, không tròn đầy.Nhịp thơ 2/2 gợi sự song đối như gợi sự bát ngát, lơ lửng, chứ không cột chặt. Đầu súng trăng treo chứ không phải trăng lên, trăng mọc,…”treo” gợi sự lơ lửng ở xa mà không buộc chặt.Câu thơ mang giá trị nghệ thuật sâu sắc.

Bên cạnh đó, câu thơ còn mang giá trị nội dung sâu sắc.Hình ảnh thơ rất thực mà cũng rất lãng mạn.Hình ảnh mang tính thực tế, trăng tròn trên nền trời, đến thời điểm nào đó trăng cứ xuống dần xuống dần tưởng như treo trên đầu mũi súng.Trăng trên trời, người lính đứng gác như hình ảnh thơ của Quang Dũng:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Người lính bên thềm cuộc chiến đấu, giữa giờ suang nổ anh vẫn hướng tới vầng trăng.Đó chính là tình yêu thiên nhiên, đất nước của người lính.Họ hướng tới vầng trăng là hướng tới hòa bình, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc.Súng và trăng là một cặp đồng chí, tô đậm vẻ đẹp của cặp đồng chí kia.Tình đồng chí khiến người lính bình thản và  lãn mạn khiến họ thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ, và thơ mộng ngay giữ nguy hiểm, gian lao, khiến họ có sức mạnh, có sự đằm thắm trong tâm hồn tình cảm.hình ảnh thơ gợi nhiều sức khái quát và liên tưởng.từ một hình ảnh thực tế, nó đã trở thành một biểu tuowjg đẹp và thú vị về người lính và tình đồng chí.Súng hòa hợp với trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao đẹp của chiến đấu và chất chữ tình, là gấn và xa, chiến sĩ và thi sĩ,…đây là câu thơ hướng bút xuất thần của Chính Hữu lại ngự ở cuối bài, vốn là một vị trí quan trọng, vì vậy càng khắc sâu dấu ấn cho người đọc và vang mãi dư âm.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh vô cảm hiện nay

Có thể nói hình ảnh thơ cuối góp vào thành công của bài thơ.Câu thơ chính là nhan đề của toàn bài.Chính Hữu góp phần đóng góp vào đề tài trăng một bài thơ xuất sắc.Đây cũng là nét sáng tạo của ông, và bài thơ đã làm lên tên tuổi của Chính Hữu.

Gấp lại trang thơ, ta có thể thấy ý kiến trên hoàn toàm đúng đắn.Câu thơ cuối cùng chính là một hình ảnh hay đẹp,làm cho bài thơ thêm phần thi vị.

Bài viết liên quan