Hướng dẫn soạn văn Đặc điểm của văn biểu cảm


Soạn văn Đặc điểm của văn biểu cảm bên cạnh việc định hướng lời giải cho việc tìm hiểu bài học còn giúp người học rèn luyện kĩ năng làm bài tập vận dụng. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

a. Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?

-Bài văn “Tấm gương” biểu đạt sự ca ngợi về tính trung thực của con người, phê phán thói xu nịnh và dối trá.

b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?

-Tác giả đã mượn hình ảnh của tấm gương, bởi vì tấm gương là vật phản chiếu tất cả mọi vật xung quanh một cách chân thực và chân thành nhất. Khi tác giả nói với gương và ca ngợi gương chính là đang gián tiếp ca ngợi sự trung thực.

c. Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?

-Bố cục bài văn gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài

-Phần mở bài và kết bài cùng khẳng định về giá trị tốt đẹp của tấm gương.

-Phần thân bài đã nêu lên các đức tính của tấm gương, các dẫn chứng về mọi mặt trong đời sống mà tấm gương có thể phản chiếu. Những ý đó là những mắt xích góp phần vào khẳng định tính trung thực của tấm gương.

>> Xem thêm:  Biểu cảm về Thầy cô kính yêu của em

d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?

-Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài là rất rõ ràng và chân thực, không thể phủ nhận. Điều đó đã góp phần tăng tính thuyết phục, kêu gọi và tạo nên giá trị cho bài văn.

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?

-Đoạn văn trên của Nguyên Hồng biểu hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự thông cảm và giúp đỡ, sẻ chia.

-Tình cảm của nhân vật trong bài được biểu hiện trực tiếp

-Dựa vào các tiếng kêu, tiếng than và các câu hỏi biểu cảm có trong đoạn văn.

II. Luyện tập

a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa – học –trò?

-Bài văn thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ trường và nhớ bạn bè của những người học sinh trong kì nghỉ hè.

-Việc miêu tả hoa phượng với những cảm xúc khác nhau từ bối rối, xao xuyến, đến buồn nhớ, trống trải, cô đơn và bâng khuâng, dỗi hờn chính là tâm trạng của những người học sinh.

>> Xem thêm:  Có người nói rằng văn Nguyên Hồng thấm đẫm chất trữ tình. Suy nghĩ của em thế nào qua đoạn trích bé Hồng gặp lại mẹ (từ “Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về” đến hết) trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu).

-Tác giả gọi hoa phượng là hoa – học –trò bởi học sinh thường gắn với hoa phương, sân trường có những cây phượng bóng mát và mỗi dịp hè đến cây phượng lại nở hoa.

b. Hãy tìm mạch ý của bài văn

-Mạch ý của bài văn bao gồm 3 phần:

+ phần 1: hoa phượng gợi nhớ tới mùa hè chia tay trong những người học sinh

+ phần 2: Hoa phượng chứng kiến mọi hoạt động của người học trò

+ phần 3: Hoa phượng buồn nhớ các bạn học sinh.

c. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

– Bài văn sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp, biểu cảm trực tiếp là của hoa phượng còn biểu cảm gián tiếp là dùng nỗi buồn của hoa phượng để nói lên nỗi buồn của người học sinh.

Bài viết liên quan