Hướng dẫn soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ


Hướng dẫn soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ người học trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé! 

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

-Luận điểm chính của bài văn: “Điều quan trọng nhất… vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch”.

-Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện: bữa ăn hàng ngày, nhà ở, việc làm, lời nói, bài viết.

2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn

-Trình tự lập luận của tác giả:

+ Phần đầu nhận định sự giản dị của Bác thể hiện trong bữa ăn, tiếng nói, căn nhà và lối sống hàng ngày.

+ Phần tiếp theo đưa ra những luận cứ chứng minh cho nhận định đức tính giản dị của Bác: bữa ăn thanh đạm, căn nhà đơn sơ, công việc bận rộn nhưng không phiền đến ai,…

-Bố cục của bài văn:

+ Phần 1: từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”: khẳng định đức tính giản dị cao đẹp và đáng quý không phai mòn theo thời gian của Bác

>> Xem thêm:  Tổng hợp nhiều bài văn mẫu lớp 7 của học sinh giỏi văn

+ Phần 2: tiếp theo cho đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”: sự giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

+ Phần 3: tiếp theo cho đến “trong thế giới ngày nay”: sự giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú

+ Phần 4: còn lại: sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết, sức ảnh hưởng của Bác với dân tộc.

3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn nà

Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

-Những chứng cứ trong đoạn văn chứng minh này giàu sức thuyết phục. Vì:

+ Các dẫn chứng rất cụ thể, sinh động và phong phú

+ Hệ thống luận cứ toàn diện trên mọi mặt

+ Những luận cứ được đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ và sự gắn bó của tác giả với Bác Hồ.

4. “Bác Hồ sống đời sống giản dị,… những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

-Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kèm theo các lời bình luận và giải thích. Kết hợp nhiều phương pháp và biện pháp như: lật lại vấn đề, giải thích và bình luận. Tác giả đã soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ giúp cho bài viết có sức thuyết phục cao.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Nguyễn Dữ – Tác giả của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

-Hệ thống luận điểm ngắn gọn, tập trung

-Hệ thống luận cứ toàn diện, chính xác

-Hệ thống dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

-Sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp khác như giải thích, bình luận.

II. Luyện tập

1. Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác

-Ví dụ trong bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” cuộc sống của bác giản dị với núi rừng, sống trong hang núi, ăn cháo bẹ, rau măng…

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

2. Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

-Đức tính giản dị là một lối sống không cầu kì, xa hoa và đòi hỏi quá mức, đây là một phẩm chất đáng quý mà con người cần hướng đến. Những người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu với hoàn cảnh và cuộc sống, biết trân trọng những thứ đang có, có được niềm vui và hạnh phúc bền vững.

Bài viết liên quan