Hướng dẫn soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Hướng dẫn soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ cho từng câu hỏi định hướng sách giáo khoa sẽ là tài liệu tham khảo thú vị cho người học trong quá trình tiếp cận và phân tích đoạn trích này. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Em hãy tìm hiểu về cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

– Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích (chú ý không gian mở rộng theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật)

Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích: mênh mông, hoang vắng và cô quạnh, xung quanh bốn bề bát ngát với cồn cát ở xa im lìm, ánh trăng trên cao làm bạn.

– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều (chú ý hình ảnh trăng, “mây sớm đèn khuya”)

Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều là thời gian triền miên, từ sáng cho tới khuya, vòng tuần hoàn của thời gian.

– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?

Qua khung cảnh thiên nhiên ấy, Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn, bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích. Tâm trạng đầy buồn bã và đau xót. Các từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng: bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, bẽ bàng, mây sớm đèn khuya,…

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Y Phương – Tác giả bài thơ Nói với con

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a.  Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, vì sao?

Trong cảnh ngộ bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã nhớ tới người yêu và cha mẹ. Nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Nỗi nhớ của nàng như thế là hợp lí bởi trước khi cách xa nàng hi sinh thân mình lo cho gia đình, chỉ có Kim Trọng là chưa hề biết tin gì về gia biến của nhà nàng, nàng đau đớn và day dứt khi không giữ được lời thề trăm năm.

b.  Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.

Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi nhớ khác nhau của Thúy Kiều: dử dụng nhiều hình ảnh ước lệ như: chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử,…; các từ ngữ thể hiện tâm trạng đau đớn, đầy day dứt và thương xót cha mẹ già như: bơ vơ, tưởng, chờ, xót,…

c. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Có thể thấy tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương vừa là một người tình thủy chung vừa là một người con hiếu thảo. Tâm hồn nàng cao đẹp, luôn nghĩ cho người khác dù mình đang cảnh mất tự do, cô đơn.

>> Xem thêm:  Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng

a. Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó

Cảnh vật ở đây là hư không phải thực, đây chính là tâm trạng của Thúy Kiều.

-Cánh buồm xa xăm đi về nơi xa mang theo nỗi nhớ quê hương và gia đình của nàng.

-Cánh hoa trôi nổi vô định như chính số phận long đong bèo dạt của nàng.

-Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như chính cuộc đời tẻ nhạt, vô vị của cuộc đời nàng.

-Tiếng sóng ầm ầm chính là những sóng gió, dông bể của cuộc đời mà Kiều phải trải qua, nàng bàng hoàng và lo sợ.

b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Cách dùng điệp ngữ của tác giả rất tài tình với bồn lần dùng từ “buồn trông” ở đầu các cặp câu thơ. Khắc họa nỗi buồn sâu sắc trong lòng Kiều, đôi mắt buồn của Kiều khi nhìn vào cảnh vật đã hóa buồn. Không gian từ xa đến gần, thu vào trong lòng người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ và lo sợ.

II. Luyện tập

1. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“Buồn trông cửa bể chiều hôm… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”)

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: là một bút pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học trung đại, qua việc miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không phải là tả cảnh đơn thuần.

>> Xem thêm:  Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:

  • Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: hình ảnh chiều hôm trên biển với con thuyền xa xa đang trở về sau chuyến đi xa thể hiện tâm trạng cô đơn, lạc lõng và tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.
  • Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu: hoa tượng trưng cho vẻ đẹp hay chính là nàng Thúy Kiều, trôi man mác không biết về đâu chính là số phận trôi dạt, long đong lận đận giữa dòng đời của nàng.
  • Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt nước một màu xanh xanh: Rầu rầu chính là tâm trạng của nàng Kiều, chân mây mặt đất chỉ một màu xanh nhợt nhạt, vô vị như chính cuộc đời tẻ nhạt, buồn tẻ của nàng.
  • Buồn trông gió cuốn mặt duềnh – Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi: Đây chính là điềm dự báo những sóng gió sẽ ập tới trong cuộc đời Kiều và vùi dập nàng.

Bài viết liên quan