Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng


Bé Thu là một trong hai nhân vật chính của truyện ngắn Chiếc lược ngà. Bằng những hiểu biết của mình về nhân vật này, em hãy phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà: Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khai thác rất hiệu quả mảng đề tài này, ông đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Một trong những yếu tố tạo nên thành công đầy ấn tượng của truyện chính là việc xây dựng thành công nhân vật chính – bé Thu – một cô bé đáng yêu, cá tính và có tình yêu ba tha thiết.

2. Thân bài

-Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, gan góc:

+ Bé Thu là một cô bé mới lên tám tuổi nhưng cô đã thể hiện rõ tính cách bướng bỉnh, gan góc và rất cá tính của mình.

+ Trong trí nhớ và ấn tượng khắc sâu trong tâm hồn cô bé chỉ có duy nhất một người ba mà nó biết qua tấm ảnh chụp chung với má ngày cưới

-Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, kiên định:

+ Đành rằng, trẻ con chỉ biết tinvafo những gì chúng nhìn thấy, nhưng bé Thu đã không thể tưởng tượng được sự ác liệt của chiến tranh, dẫn đến những suy nghĩ và hành động kiểu trẻ con ấy.

+ Tuy nhiên phải thừa nhận rằng cô bé có một cá tính mạnh mẽ, sự gan góc, bướng bỉnh đến kì lạ, đó chính là tiền đề để nó trở thành một cô giao liên dũng cảm, lanh lợi sau này

>> Xem thêm:  Em hãy tả ngôi nhà của em

-Bé Thu là một cô bé có tình yêu ba nồng nàn, tha thiết:

+ Đến khi biết rằng ông Sáu chính là ba thật của mình, bé Thu đã cho thấy con bé thèm được gọi tiếng ba như thế nào, tiếng kêu của nó như tiếng xé lòng xót xa.

+ Tiếng “ba” nó đã cố đè nén trong bao nhiêu năm, nay được vỡ tung ra từ đáy lòng, đó là một tiếng gọi thiêng liêng vô cùng

3. Kết bài

Ý nghĩa nhân vật bé Thu: Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một nhân vật trẻ thơ thực sự đầy sống động và gây niềm xúc động sâu sắc trong lòng người đọc với những tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật là một phần quan trọng tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm, giành vị trí riêng trong lòng bạn đọc

II. Bài tham khảo

Tình cảm gia đình luôn là một chủ đề quan trọng của văn học Việt Nam trong thời kì kháng chiến. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khai thác rất hiệu quả mảng đề tài này, ông đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Một trong những yếu tố tạo nên thành công đầy ấn tượng của truyện chính là việc xây dựng thành công nhân vật chính – bé Thu – một cô bé đáng yêu, cá tính và có tình yêu ba tha thiết.

Bé Thu là một cô bé mới lên tám tuổi nhưng cô đã thể hiện rõ tính cách bướng bỉnh, gan góc và rất cá tính của mình. Trong trí nhớ và ấn tượng khắc sâu trong tâm hồn cô bé chỉ có duy nhất một người ba mà nó biết qua tấm ảnh chụp chung với má ngày cưới. Chính vì vậy mà sau khi ông Sáu đi chiến trường về với chiếc sẹo trên má, nó đã nhất quyết không chị nhận ông Sáu là ba, mặc cho cả nhà, ngay cả bà nội nó cũng thừa nhận điều đó. Mọi người đón ông Sáu với tất cả tấm lòng chân thành, ông cũng vô cùng xúc động khi gặp bé Thu, nhưng bỏ qua tất cả, bé Thu vẫn hét lên sợ hãi và không thừa nhận đó là ba mình.

phan tich nhan vat be thu trong truyen ngan chiec luoc nga cua nguyen quang sang - Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng

Những hành động của bé Thu cũng thể hiện rõ tính cách đặc biệt của cô bé, khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm” nhưng nó lại gọi “trổng” là “vô ăn cơm”. Khi nồi cơm sôi, nó nhất quyết không nhờ ba mà cố tìm cách chắt được nước mà không cần nhờ vả. Sự rắn rỏi và ngang bướng của trẻ con bộc lộ rất rõ qua hành động hất cả chén cơm khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Mặc dù bị ba đánh nhưng con bé vẫn ngồi im, cúi gằm đầu xuống, gắp lại miếng trứng vào bát rồi đứng dậy ra khỏi mâm.

Đành rằng, trẻ con chỉ biết tin vào những gì chúng nhìn thấy, nhưng bé Thu đã không thể tưởng tượng được sự ác liệt của chiến tranh, dẫn đến những suy nghĩ và hành động kiểu trẻ con ấy. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng cô bé có một cá tính mạnh mẽ, sự gan góc, bướng bỉnh đến kì lạ, đó chính là tiền đề để nó trở thành một cô giao liên dũng cảm, lanh lợi sau này. Điều khiến nhân vật đi sâu trong lòng người đọc chính ở tình yêu ba nồng nàn và tha thiết của bé Thu. Càng phản đối và không chấp nhận người “ba giả” kia bao nhiêu càng thể hiện cô yêu ba của mình bấy nhiêu, đó là tình yêu sâu sắc duy nhất, không thể sẻ chia cho bất cứ ai.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác- két

Đến khi biết rằng ông Sáu chính là ba thật của mình, bé Thu đã cho thấy con bé thèm được gọi tiếng ba như thế nào, tiếng kêu của nó như tiếng xé lòng xót xa. Tiếng “ba” nó đã cố đè nén trong bao nhiêu năm, nay được vỡ tung ra từ đáy lòng, đó là một tiếng gọi thiêng liêng vô cùng. Thấu hiểu những gì quân giặc gây ra, cô bé Thu đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, dân tộc.

Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một nhân vật trẻ thơ thực sự đầy sống động và gây niềm xúc động sâu sắc trong lòng người đọc với những tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật là một phần quan trọng tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm, giành vị trí riêng trong lòng bạn đọc.

Bài viết liên quan