Hướng dẫn Soạn văn Lục Vân Tiên gặp nạn – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Hướng dẫn soạn văn Lục Vân Tiên gặp nạn với những lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ là nguồn tham thảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của người học, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Tìm chủ đề của đoạn trích

Chủ đề của đoạn trích: qua sự đối lập của cái thiện và cái ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp trên cuộc đời.

Câu 2: Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn của mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

  • Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm được thể hiện qua hành động hãm hại Lục Vân Tiên:

+ Dù Vân Tiên đang bị mù, mất hết tiền bạc mà hắn vẫn nhẫn tâm ra tay giết hại chàng.

+ Trịnh Hâm chọn một thời điểm mà “ta không hay, người không biết”, đó là vào đêm khuya khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, vì vậy sẽ không ai biết được hành động hãm hại Vân Tiên của hắn.

+ Đó là một con người bỉ ổi, vừa ăn cắp vừa la làng. Sau khi xô Vân Tiên xuống sông, hắn ta lại lớn tiếng kêu cứu để mọi người tin hắn là người chứng kiến.

Trịnh Hâm là một tên mưu mô xảo quyệt, bất nhân bất nghĩa. Vì lòng ganh ghét, đố kị với tài năng của Vân Tiên mà nhẫn tâm rat ay sát hại chàng. Lòng ganh ghét ấy đã ngấm tận sâu trong xương tủy, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm.

  • Đoạn thơ này rất giàu giá trị nghệ thuật với phương thức tự sự đặc sắc. Chỉ với 8 dòng thơ ngắn ngủi nhưng các tình tiết được tác giả sắp xếp một cách hợp lí, diễn biến hành động mau lẹ, qua đó lột tả được tâm địa độc ác của Trịnh Hâm.
>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự đồng cảm sẻ chia

Câu 3: Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?

(Gợi ý phân tích:

– Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên

  • Lời nói của ông Ngư với chàng.
  • Cuộc sống lao động của ông Ngư)

Câu 4: Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Đối lập với cái ác của Trịnh Hâm, tác giả đã xây dựng một hình ảnh cái thiện được thể hiện qua nhân vật Ngư ông:

  • Thấy Vân Tiên chới với giữa dòng nước, ông Ngư chẳng mảy may suy nghĩ lập tức ra tay cứu vớt chàng. Ông cùng ra đình dốc lòng cứu sống Vân Tiên
  • Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết được hoàn cảnh của chàng, ông Ngư sẵn sàng cưu mang dù chỉ cuộc sống của gia đình ông cũng chẳng đủ đầy. Ông cũng không hề tính toán, không mong được Vân Tiên đền đáp ơn cứu mạng.
  • Cuộc sống lao động của ông Ngư rất bình dị. Đó là một cuộc sống của người dân nghèo làm nghề chài lưới, một cuộc sống ngoài vòng danh lợi, sống tự do, phóng khoáng, hòa hợp với thiên nhiên, thảnh thơi với gió, trăng, đất trời.

Qua đoạn thơ này, tác giả gửi gắm khát vọng niềm tin về cái thiện, đề cao tấm lòng nhân nghĩa, tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay

Câu 5: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy

Đoạn thơ có nhiều câu thơ hay nhưng ấn tượng nhất là câu thơ:

                         “Ngư rằng: Lòng não chẳng mơ

                        Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”

Câu thơ thể hiện một quan niệm, một triết lí sống đẹp, làm việc nhân nghĩa là ở tấm lòng chứ không mong được đền đáp. Tác giả ngợi ca bản chất tốt đẹp ở những con người lao động nghèo mà ở đây được thể hiện qua hình ảnh ông Ngư. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi kết hợp giọng thơ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát góp phần thể hiện được bản chất tốt đẹp của ông Ngư.

II. Luyện tập

Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?

  • Những nhân vật xếp cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
  • Đó là những con người có nhân cách cao cả, sẵn sàng cứu giúp người khác trong lúc khó khăn, họan nạn.
  • Qua các nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa, niềm tin vào những bản chất tốt đẹp của con người.

Bài viết liên quan