Hướng dẫn soạn văn Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu


Soạn văn “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu mà Vanmauhoctro.com giới thiệu dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo thú vị cho quá trình tìm hiểu bài học, các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin bài học thú vị cho mình nhé.

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1

  • Bối cảnh đất nước: Đất nước mất đi chủ quyền, phong trào Cần Vương thất bại. Lúc này, các thanh niên yêu nước cũng như các nhà cách mạng đều sôi sục tinh thần cứu quốc. Họ trăn trở làm thế nào để cứu được đất nước.
  • Ảnh hưởng từ nước ngoài: Bấy giờ, tư tưởng dân chủ tư sản đang tràn vào Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp từ Pháp cùng các nước phương Tây. Các nhà cách mạng đã nhanh chóng tìm thấy một lí tưởng mới với hi vọng ra đi để tìm con đường cứu quốc.

Câu 2: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ:

  • Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ được thể hiện qua hai câu đề: Tác giả khẳng định một lẽ sống cao đẹp: là nam nhi thì phải sống thật mạnh mẽ, phi thường, hiển hách, dám đương đầu với khó khăn thử thách để khẳng định mình, dám mưu đồ việc lớn, chủ động trước thời thế chứ không sống một cách thụ động, tầm thường.
  • Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc thể hiện qua hai câu thực: Ý thức được trách nhiệm của mình trước cuộc đời, tác giả khẳng định dứt khoát về sứ mệnh của mình và khao khát được cống hiến với một giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt. Những hình ảnh nghệ thuật lãng mạn như “càn khôn”, “trăm năm”, “muôn thuở” kì vĩ, lớn lao đã cho thấy khát vọng mạnh mẽ của tác giả.
  • Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ thể hiện qua hai câu luận: Nhà thơ đặt ra lẽ vinh – nhục để nhận thức rõ hơn về thời cuộc. Từ đó nhận thức một thực tế: trong lúc nước mất nhà tan thì “hiền thánh” cũng không giúp gì được. Giọng thơ bắt đầu quyết liệt và mạnh mẽ, thể hiện rõ một tinh thần yêu nước sâu sắc, cháy bỏng.
  • Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường thể hiện qua hai câu kết: những hình ảnh thơ lãng mạn, kì vĩ như “bể Đông”, “cánh gió”, “sóng bạc” đã cho thấy một khát vọng mạnh mẽ, táo bạo và tư thế hiên ngang, làm chủ trong cuộc ra đi tìm đường cứu nước. Hình ảnh cuối cùng được xem là giàu chất sử thi hòa quyện với cảm hứng lãng mạn.
>> Xem thêm:  Văn nghị luận: Bàn về chuyện được và mất trong cuộc sống
huong dan soan van luu biet khi xuat duong cua phan boi chau - Hướng dẫn soạn văn Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Hướng dẫn soạn văn Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Câu 3: Hai câu thơ 6 và 8 của bản dịch chưa sát với nguyên tác

+ Bản dịch thơ dịch là “học cũng hoài” chưa nói lên được thái độ kiên quyết, mạnh mẽ của tác giả “Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!”.

+ Câu 8 ở bản dịch thơ là một cuộc đưa tiễn êm đềm “tiễn ra khơi”, còn trong nguyên tác lại hoành tráng, lãng mạn hơn khi mọi thứ “cùng bay lên” hòa với tư thế mạnh mẽ của người ra đi.

Câu 4: Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

  • Về nội dung:

+ Quan niệm, lí tưởng sống mới mẻ, táo bạo của tác giả.

+ Khát vọng sống mạnh mẽ, hào hùng với ý thức trách nhiệm cá nhân.

+ Tư thế kì vĩ của con người cùng với khí phách hiên ngang, đầy bản lĩnh.

+ Lòng yêu nước sâu sắc. thiết tha.

  • Về nghệ thuật:

+ Giọng thơ sôi nổi, hào hùng, mạnh mẽ.

+ Hình ảnh thơ kì vĩ, lãng mạn.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan