Hướng dẫn soạn văn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Chương trình Ngữ văn lớp 11


Hướng dẫn soạn văn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là hệ thống những lời giải chi tiết và đầy đủ nhằm góp phần định hướng cho người học trong quá trình tìm hiểu kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I.  Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 

1. Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì?

Trả lời:

Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa thông qua các cuộc trò chuyện.

2. Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói thế đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh.

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn 

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a. Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì đã đủ chưa? Vì sao có thể coi là đã (hoặc chưa) đủ?

Trả lời:

– Trong hoạt động phỏng vấn có năm yếu tố quan trọng, đó là:

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

+ Người phỏng vấn

+ Người trả lời phỏng vấn

+ Mục đích phỏng vấn

+ Chủ đề phỏng vấn

+ Phương tiện phỏng vấn.

b. Trong phỏng vấn, phải hỏi như thế nào để đạt được mục đích phỏng vấn?

Trả lời:

Trong phỏng vấn, câu hỏi giữ một vị trí quan trọng. Và để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn.

– Câu hỏi phải làm rõ chủ đề của cuộc phỏng vấn.

– Giữa các câu hỏi phải có sự liên kết với nhau và được tổ chức, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

 Mặt khác, để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin chính xác như mong muốn, người hỏi cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp ngắn gọn và những câu hỏi lựa chọn ngắn theo mẫu: có/không; đúng/sai.

2. Tiến hành phỏng vấn

a. Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không? Tại sao?

Trả lời

Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, vì trong suốt buổi trò chuyện, người hỏi còn cần lắng nghe câu trả lời của người tham gia phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi phù hợp và không theo khuôn mẫu, kịch bản có sẵn nhằm:

>> Xem thêm:  Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những nhan đề từng được đặt cho truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

– Đảm bảo cho cuộc phỏng vấn diễn ra liên tục và không rời rạc, đứt đoạn

– Khi người trả lời phỏng vấn có dấu hiệu lạc đề, người hỏi phải khéo léo đặt ra những câu hỏi lái người trả lời trở về chủ đề của cuộc phỏng vấn.

b. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần có thái độ thế nào, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe?

Trả lời:

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người trả lời phỏng vấn cần có thái độ lịch thiệp, tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn, tránh hỏi những câu hỏi khiếm nhã khiến người trả lời cảm thấy khó chịu

c)  Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn?

Trả lời

Trước khi khép lại buổi phỏng vấn, để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn, người phỏng vấn nên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn 

Người trả lời phỏng vấn phải nêu trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điểu được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.

III.  Luyện tập 

Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình và nhận xét về người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.

>> Xem thêm:  MS320 - Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về lại thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó

a. Về phía người phỏng vấn:

– Phóng viên (hay người dẫn chương trình) có sự chuẩn bị kĩ càng.

– Câu hỏi hợp lí, có khả năng khai thác thông tin.

– Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo; cách giao tiếp thân tình, nhã nhặn.

b. Về phía người trả lời phỏng vấn:

– Người trả lời phỏng vấn thẳng thắn, trung thực.

– Câu trả lời phù hợp với câu hỏi.

– Thái độ giao tiếp thiện chí, chân thành và lịch thiệp.

Bài viết liên quan