Hướng dẫn soạn văn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan – Chương trình Ngữ văn lớp 11


Để có quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tham khảo hướng dẫn soạn văn Tinh thần thể dụcVanmauhoctro.com giới thiệu dưới đây nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?

Trả lời

Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có sự đặc biệt:

-Về bố cục: truyện ngắn này bao gồm 3 đoạn

– Đoạn 1 (từ đầu đến…“Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu sơ lược về lệnh bắt đi cổ vũ bóng đá của trên.

– Đoạn 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Sự cầu xin của những người có tên đi cổ vũ đối với ông lí trưởng

– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh bắt bớ người đi xem đá bóng một cách nhí nhố.

-Về cách dựng truyện:

Cách dựng truyện với nội dung cốt truyện mang tính chất trào phúng một cách bi hài đã bộc lộ được mẫu thuẫn cơ bản tồn tại trong phong trào thể dục thể thao do chính quyền Pháp phát động, thể hiện qua mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức. Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí, nay phải đi liền với sự ép buộc về số người quy định và việc bắt bớ  người đi xem bóng đá diễn ra như việc đi lùng tội phạm. Và nó trở thành cơ hội cho bọn hương lí thừa cơ hội bòn rút tiền của của dân chúng. Những người nông dân thì đi trốn, lính lệ thì lùng bắt. Cảnh tượng đó diễn ra hết sức hỗn tạp, nhố nhăng, tạo nên tiếng cười mỉa mai nhưng đầy chua chát. Qua đó, chúng ta thấy được số phận của người nông dân khi sống trong chế độ xã hội phong kiến đầy bi hài kịch.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự

Câu 2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó

Trả lời:

– Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền thực dân nửa phong kiến với người dân nghèo, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách để được ở nhà để chăm lo bữa ăn và kiếm kế sinh nhai. Trên cơ sở những mâu thuẫn đó, tác giả đã triển khai mâu thuẫn trong từng cảnh riêng.

– Mâu thuẫn trào phúng riêng của từng cảnh là:

+ Cảnh thứ nhất: Khi anh Mịch bày tỏ tình cảnh của mình với ông Lí qua nhữn lời cầu xin khẩn thiết: “Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết”. Sự khẩn thiết đó còn được thể hiện qua hành động vái lạy, cầu xin: “Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy” và “nếu không vợ con con chết đói”.

Tuy nhiên, đáp lại sự van xin của anh Mịch, ông lí tỏ ra không hề quan tâm hay đoái hoài: “kệ mày”, đến “chết đói hay chết no tao đây không biết” và “tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao”. Thái độ đó còn thể hiện rõ sự dọa nạt đầy uy nghiêm. Thậm chí chính ông lí cũng rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc, bởi nếu khoog chọn được đủ người thì ông sẽ bị quở trách.

>> Xem thêm:  Phân tích chân dung biếm hoạ nhân vật Khải Định trong truyện ngắn ‘Vi hành’ (Nguyễn Ái Quốc).

Như vậy, cái lệnh nghiêm ngặt về “tinh thần thể dục” đã gây ảnh hưởng xấu đến phần cơm áo hằng ngày và cuộc sống, kế sinh nhai của đám dân quê khốn khổ; nhưng rồi ông lí vẫn chẳng thể có lấy chút cảm thông và không hề nương nhẹ với bất cứ ai mặc kệ hoàn cánh của họ có éo le đến thế nào.

+ Khác với sự van xin khẩn thiết của anh Mịch, Bác Phô gái lại  “dịu dàng đặt cành cau lên bàn”, đây là lễ vật đến xin ông Lí: “lạy thầy nhà con thì chưa cắt cơn… lạy thầy quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội”.

Nhưng rồi ông lí hoàn toàn không chấp nhận lời cầu xin nhẹ nhàng ấy. Vậy là người ốm cũng không được tha, “ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à”.

+ Ở một phân cảnh khác, bà cụ Phó Bính mắt kèm nhèm vừa nói vừa cười rất vô duyên “thì lòng thành ông lí cứ nhận đi cho cháu”. Lúc bấy giờ ông lí mới chấp thuận sau khi nhăn mặt nhặt ba hào bỏ túi.

Như vậy, tình huống đi cổ vũ thể thao trở thành cái cở để bọn quan lại “đục nước béo cò” và nhận tiền hối lộ. Một số người khôn ngoan vì thế đã dùng tiền để đút lót, mượn người đi thay.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây tre Việt Nam với hình thức nghệ thuật là Tự Thuật hoặc kể chuyện

→ Thông qua mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn riêng, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện thái độ lên án, phê phán chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai bằng tiếng cười mỉa mai. Đồng thời, tác giả đã thể hiện sự xót thương, đồng cảm với những nạn nhân của tinh thần thể dục giả tạo của bọn xâm lược.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục

Trả lời

Từ việc tạo dựng mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn riêng của từng phần, truyện đã thể hiện rõ ý nghĩa phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến và bọn bè lũ tay sai một cách chua chát, sâu cay bằng giọng mỉa mai, châm biếm. Nguyễn Công Hoan đã lên án âm mưu tổ chức những phong trào thể thao mang tính hình thức để đánh lạc hướng thanh niên và gây ảnh hưởng đến tinh thần đấu tranh của những người dân Việt Nam thời bấy giờ.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan