Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm xa cách


Đề bài: Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Bài làm

20 năm xa cách, hôm nay tôi đặt chân trở về trên ngôi trường Tiểu học Phan Chu Trinh thuở xưa, kí ức một thời áo trắng khăn quàng đỏ ùa về trong tôi khiến lòng tôi chợt xao xuyến, bồi hồi.

Trường Tiểu học Phan Chu Trinh ngày hôm nay đã khác hoàn toàn ngôi trường làng nhỏ bé, lụp xụp của năm xưa. Thuở đó, ngôi trường có khác nào một ngôi nhà nhiều gian dựng tạm. Trường cũng chẳng có khuôn viên rõ ràng, nó chỉ là một dãy nhà đặt trên mảnh đất rộng gần đình làng. Con đường dẫn vào trường là chỉ là khoảng đất trống lát vài viên gạch đỏ làm dấu hiệu, xung quanh cây cối um tùm. Sân trường không gì khác ngoài một sân đất rộng. Trường học xây nên từ những viên gạch nung, đắp đất. Nền lớp học cũng là nền đất và bàn ghế gỗ vô cùng thô sơ. Năm đó, nó đã được coi là một ngôi trường khang trang nhất so với các làng khác trong huyện.

20 năm đằng đẵng đã qua, đời người cũng đi được quá nửa, hôm nay tôi trở lại đây để tìm lại những kỉ niệm xưa cũ với mái trường, bạn bè và thầy cô. Con đường dẫn vào trường đã trải nhựa, nó đã trở thành trục đường chính nối liền từ làng lên thị trấn. Trường có thêm một chiếc cổng lớn sơn vàng, biển đỏ và hai bên có hai cây xà cừ lớn. Cây xà cừ có lẽ được trồng khi trường xây mới hoàn toàn nên tôi ước chừng chục tuổi đời.

>> Xem thêm:  Tìm hiểu phương thức miêu tả nhân vật và ngôn ngữ tự sự trong Truyện Lục Vân Tiên qua một số đoạn trích đã học, qua đó phân tích hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý của ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

ke lai buoi tham truong sau 20 nam xa cach - Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Tôi tiến vào sâu hơn, sân đất khi xưa dọc ngang vết vẽ, vết kẻ ô ăn quan, ô nhảy… và vết đào hố chơi bi, chơi nhảy hố cát nay đã phẳng lì lớp bê tông cứng chắc. Tại sân trường này chúng tôi chơi nhảy dây tới nhẵn cả sân, nay thời đại bê tông hóa đã lấp đi tất cả. Khắp sân trường là các ô nhỏ trồng cây phượng, cây nhãn, cây xà cừ, cây sấu… cũng lên xanh tốt. Trường còn có khuôn viên vườn hoa trước các dãy phòng học tạo nên một không gian nhân tạo xanh mát chứ không còn hoang sơ, rậm rạp như xưa.

Bước sâu hơn đến từng phòng học, tất cả cũng đã thay đổi hoàn toàn. Không phải là dãy nhà lụp xụp trước kia nữa mà là tới tận 3 tòa nhà dành cho học sinh rất khang trang, sạch sẽ. Những ngày trước, hễ mưa là nước ngập dềnh lên kết hợp với nền đất bẩn khiến quần áo học sinh chúng tôi có khi nào trắng sạch, cứ mùa mưa là đục màu nước lòng. Nền trường hiện nay cao ráo, có lẽ chẳng bao giờ ướt tới chân học sinh.

Trong lớp học, bàn ghế nay đã mới hoàn toàn. Bảng xanh, phấn trắng, khẩu hiệu đỏ, ảnh Bác Hồ, nội quy lớp… đủ cả. Nào còn những ngày đến viên phấn cũng hiếm hoi. Nền lớp học cũng lát đá hoa cả rồi, thường xuyên có lao công quét dọn nên mới và sạch sẽ quá.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Tất cả đã đổi thay và hiển hiện đúng như một ngôi trường của thời kì mới. Tôi bỗng tiếc những năm tháng xưa cũ quá, thuở học trò hồn nhiên vô tư trong hoàn cảnh khó khăn vây bủa. Tôi bước ra khỏi lớp lang thang tìm chút gì xưa cũ.

Năm đó, chúng tôi đều đi bộ đi học, đến xe đạp cũng không có để dùng. Nhưng nay trường có lán xe học sinh lớn quá, lớn bằng với cả dãy phòng học của chúng tôi ngày xưa. Sân thể dục cũng đi theo kết cấu hiện đại có thể chơi cầu lông, đá bóng…

Chợt tôi thấy một cái ao nhỏ, à, cái ao nước sau trường. Ao nước này khi xưa chúng tôi tò mò về nó lắm bởi phụ huynh và giáo viên cấm kị không cho phép đến gần, lo rằng chúng tôi bị đuối nước. Thế nên, những câu chuyện đồn đoán, huyền dị xung quanh lịch sử của nó càng khiến lũ học trò vừa tò mò vừa thích thú. Cái ao ấy nay vẫn còn ư? Tôi bước đến gần, gạch đá chất đầy quanh một bên miệng ao. Có lẽ cái ao này sắp bị chuyển đổi thành bể bơi nhân tạo. Tôi nghe đâu giờ học sinh phải biết bơi và được học bơi từ lớp tiểu học mới có thể tốt nghiệp. Vậy là không lâu nữa, chút tích xưa cuối cùng của ngôi trường Tiểu học Phan Chu Trinh 20 năm trước sẽ chỉ mất đi. Hình bóng ngôi trường xưa sẽ chỉ còn là kí ức trong thâm tâm mỗi người bạn, người thầy thời chúng tôi. Tôi tiếc nuối quá, giống như mình sắp đánh mất hoàn toàn một thứ gì đấy thật giá trị. Tôi lấy điện thoại và chụp một bức hình về chiếc ao cũ như một cách lưu giữ lại hình ảnh cuối cùng.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) (Yêu cầu lập dàn bài)

Sân trường một chiều cuối tuần vắng bóng học sinh khiến tôi nao nao nhớ về những người bạn, người thầy năm xưa. Nay họ mỗi người một nơi, mỗi người một cuộc sống riêng, có bao nhiêu người còn nhớ đến nơi này?

Tạm biệt ngôi trường cũ và cả ngôi trường mới sau 20 năm, tôi trở về tiếp tục cuộc sống bận rộn của mình. Tôi sẽ nhớ mãi khoảnh khắc này. Nếu có dịp tôi sẽ quay trở lại đây nhiều lần nữa và tôi đang nghĩ đến cảnh sẽ may mắn gặp được cô bạn, anh bạn cũ nào đó tôi quen.

Hoài Lê

Bài viết liên quan