Kể về những đổi mới ở quê em


Đề bài: Kể về ngày đầu tiên đi học của em.

Bài làm

Từ khi bắt đầu được cô giáo bắt tay viết những nét chữ đầu tiên đến nay em đã trở thành cô học trò Trung học cơ sở. Bao năm tháng qua đi, em nhìn lại, quê hương yêu dấu của mình đổi mới nhiều quá!

Em lớn lên bằng những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà ông nội hay nhắc tới. Đó là những ngày ba còn bé, quê hương chúng ta khác xa với bây giờ. Những ngôi nhà tranh ba gian được chở che dưới những rặng tre xanh mát. Thuở ấy, thế giới của người dân quê em chỉ có hai màu, là màu xanh lá của cây cối, ruộng đồng và màu xanh của bầu trời cao bao la. Mỗi ngày, tinh mơ gà thi nhau gáy khắp xóm làng giục giã người nông dân đi làm. Ông nội thường thức dậy từ rất sớm và bắt đầu dắt trâu, vác cày ra đồng. Mặt trời dần ló rạng theo chân ông nội. Thuở ấy, trâu thực sự là người bạn của nhà nông. Vừa đi, ông nội vừa lẩm nhẩm:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Thông qua lời kể của ông nội, em phần nào hình dung ra được quê hương mình thuở những năm bao cấp.

Khi em chỉ mới bắt đầu hiểu chuyện, quê hương trong kí ức của em chính là tuổi thơ đầy nắng và gió. Lên 5 tuổi, em đã bắt đầu lon ton theo chân ba đi đánh cá, mò trai, bắt tép. Ruộng đồng bấy giờ được phân phó riêng cho mỗi hộ gia đình, ai ai cũng chịu khó chăm sóc cơ nghiệp mỗi nhà, vì thế mà lúa càng tốt tươi hơn. Người phụ nữ đi thăm đồng mải mê tụ tập so sánh nhà này cao hơn, nhà kia xanh hơn. Còn những người đàn ông, họ xách hàng chục cái rọ tôm hay máy kích điện để đi đánh cá dọc các bên mương, máng ruộng. Từ cánh đồng nhìn về phía khu dân cư, tre xanh chỉ còn lốm đốm vài bụi ngả bên đầu làng. Thay vào đó, những ngôi nhà cao hơn, khang trang hơn với hai tầng lớp mái bờ-lô xi măng, tường nhà quét ve vàng, xanh, xám… Không gian thôn quê đầy đủ màu sắc cho thấy đời sống người dân đã cải thiện hơn trước rất nhiều.

>> Xem thêm:  Hãy tả thôn, xóm em vào một ngày mùa đông mưa phùn gió bấc

ke ve nhung doi moi o que em - Kể về những đổi mới ở quê em

Kể về những đổi mới ở quê em

Ngày hôm nay, khi em vừa trở thành một cô học sinh lớp 6, em thấy mình trưởng thành hơn và nhìn đời với con mắt sâu sắc hơn. Sự thay đổi của làng quê em trong mấy năm qua thực sự khiến em thấy choáng váng. Ôi những ngôi nhà mái bằng san sát nhau, nhà hai tầng, nhà ba tầng, có nhà tới 4 tầng nhấp nhô khuất cả những cây nhãn, cây mít, cây xà cừ, cây gạo cao nhất trong làng. Ngay cả cánh đồng lúa xanh nay cũng đang lấp dàn để mở đường, xây nhà, xây trang trại… Nhưng rặng tre xưa nay nhìn mỏi mắt mới thấy một vài bụi nhỏ khuất lấp. Người dân làng cũng không còn bộ hành dắt trâu đi cày nữa mà thay bằng đi xe máy thăm đồng. Việc cày đã có máy móc lo liệu, do đó trâu cũng ít hẳn đi, nếu có đa phần là nuôi lấy thịt. Người dân ngày nay thay vì làm ruộng, họ đi làm công ty may mặc, công ty điện tử hay lên thành phố làm thuê. Mảnh ruộng nhỏ ở nhà do các ông, bà lo liệu. Cuộc sống làng quê em đã thay đổi quá nhiều.

Thừa nhận rằng đời sống người dân nâng cao nhưng những gì thuộc về không gian sống truyền thống nay chỉ còn tồn tại trong kí ức của những lão niên trong làng. Bởi thế mà ông nội cứ kể cho em nghe hoài về những chuyện trước kia chăng? Bởi thế mà ông nội hay đăm chiêu nhìn về cánh đồng mà chép miệng tiếc nuối chăng? Nhưng dù mọi thứ có thay đổi nhường nào, em tin rằng có một thứ vẫn vẹn nguyên – đó là tình người. Người dân quê em dù sang, dù khó vẫn luôn luôn đề cao câu nói “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đời này qua đời khác, cha ông đã để lại cho con cháu đạo lí ấy theo cách riêng của họ.

>> Xem thêm:  Đã có lần em cùng gia đình đi thăm mộ người thân trong dịp thanh minh. Em hãy kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

“Quê hương” – hai tiếng bình dị mà thiêng liêng vô cùng. Dù có nhiều đổi thay không được tích cực cho lắm, nhưng em luôn tự nhắc nhở bản thân mình mỗi ngày rằng phải học thật tốt để lớn lên xây dựng quê hương tươi đẹp hơn nữa.

Hoài Lê

Bài viết liên quan