Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định


Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định

Bài làm

Nếu như cuộc đời mỗi con người như những con thuyền lênh đênh giữa biển khơi thì lý tưởng sống như những ngọn đèn hải đăng soi đường chỉ lối. Cũng đề cao ý nghĩa to lớn của lý tưởng trong cuộc sống, văn hào Nga Lev Tolstoy khi bàn về lý tưởng đã viết: “Lý tưởng là ngọn đèn soi đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định. Mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống.”

Các triết gia hướng tới xã hội lý tưởng; những người nghệ sĩ lại mong muốn những sản phẩm lý tưởng; những thương nhân lại hướng tới công việc lý tưởng hay thậm chí một người bình thường cũng sẽ hướng tới 1 cuộc sống lsy tưởng, gia đình lý tưởng, bạn bè lý tưởng… Vậy có thể định nghĩa lý tưởng chính là mong muốn, là ước mơ mãnh liệt và cháy bỏng nhất, chân chính nhất mà con người theo đuổi. Nó là lý do mà ta thức dậy mỗi sáng, là động lực để ta vươn lên trong cuộc sống hay những khi vấp ngã. Tố Hữu cũng từng bừng tỉnh khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.”

Đồng quan điểm về lý tưởng song có phần giản dị hơn, Lev Tolstoy đã ví lý tưởng với ngọn đèn chiếu sáng, với lời thúc giục: hãy đi đi, đến với cái đích đã được soi sáng ở trước mắt.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích

Nếu không có lý tưởng, ta sẽ không  có phương hướng kiên định. Thật vậy, những người sống không có lý tưởng sẽ mãi quẩn quanh, tù đọng trong chính “cái giếng” của đời mình. Con người khi đó sẽ mất đi mục đích và ý nghĩa sống của chính mình. Chúng ta sẽ không tìm được mục đích để bản thân phấn đấu. Và khi đó, con người sẽ dần bị tụt hậu, thụt lùi lại với xã hội. Vương Dương Minh cũng từng nói: “Người không có chí, như ngựa không cương, như thuyền không lái.”

Cũng như vậy, nếu không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Thật vậy, nếu con người sống mà không có lý tưởng hay phướng hướng kiên định thì chẳng khác nào sống nhờ, sống gửi. Sự sống lúc này chỉ mang ý nghĩa sinh tồn, tồn tại chứ không phải sống theo đúng nghĩa cuộc sống của một con người. Cũng bởi vậy mà văn hào Pháp – Victor Hugo từng viết: “Động vật sinh tồn, con người phải sống.” Cái sống ở đây khác với sinh tồn ở chỗ con người sống biết phấn đấu, biết hướng tới những mục tiêu mà bản thân mong muốn đạt được chứ không phải chỉ là sinh tồn, là tồn tại theo nghĩa sinh học.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt một cách rõ ràng lý tưởng với tham vọng và những ước mơ viển vông. Nếu như tham vọng là những thứ mà con người mong muốn và có thể bất chấp mọi thứ để có thể có được chúng và khiến con người trở nên mù quáng và ích kỉ thì lý  tưởng lại là thứ thanh lọc được phần ích kỉ, ngông cuồng bên trong sự tham vọng. Nếu như những ước mơ viển vông là những thứ ảo mộng xa xôi, những thứ khó lòng mà với tới được thì lý tưởng lại là thứ gạn lọc phần mộng ảo, khiến cho ước mơ trở nên thiết thực và gần gũi hơn.

>> Xem thêm:  Tả cảnh mặt trời lặn mà em được chứng kiến

Là một người trẻ, nhất là trong thời đại mới – thời đại với sự phát triển không ngừng phát triển, mỗi chúng ta cần xác định rõ cho bản thân những lý tưởng tốt đẹp để theo đuổi, để không ngừng nỗ lực và phấn đấu. Phấn đấu không phải vì bản thân mỗi chúng ta, mà còn phấn đấu vì sự phát triển chung của cả xã hội.

Câu nói của Lev Tolstoy thể hiện quan điểm đúng đắn về vai trò quan trọng của lý tưởng, có tính quyết định đến cuộc sống của con người. Với tư cách là tiểu thuyết gia, ông đã đưa ra một tư tưởng thấm đẫm tính nhân sinh và triết lý sâu sắc. Câu nói của ông mãi mãi có giá trị trong lòng bạn đọc.

Bài viết liên quan