MS124 – Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến


Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu, trong đó được đánh giá cao nhất là chùm thơ thu ba bài của ông: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”. Nhưng có lẽ, “điển hình nhất cho mùa thu làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu) phải kể đến “Thu điếu”. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp mà đượm buồn được cảm nhận qua một tâm hòn yêu thiên nhiên tha thiết. Đồng thời qua bức tranh ngoại cảnh, ta cũng thấy được một bức tranh tâm cảnh mang nặng những tâm sự thời thế của Nguyễn Khuyến.

Thời đại Nguyễn Khuyến sông khi đất nước đã rơi trọn vào tay giặc, xã hội thay đổi, “Tây Tàu lố lăng”, giá trị đạo đức suy vi. Đứng trước tình cảnh bi thương của đất nước, là một bậc đại trí thức, Nguyễn Khuyến nhận ra sự thối nát của triều đình phong kiến không đủ sức mạnh để đưa dân tộc thoát khỏi cảnh nô dịch lầm than. Bản thân ông lại không đủ dũng khí để đứng lên chiến đấu như những chí sĩ Cần vương khác. Tuy nhiên ông luôn tỏ rõ thái độ bất hợp tác với giặc, ông cáo quan về ở ẩn, lánh đục tìm trong với những thú quê thuần phác những mong quên được những day dứt trong lòng vì sự bất lực của mình trước thời cuộc. Thế nhưng không, tấm lòng ông vẫn một lòng mang nặng tình yêu quê hương đất nước, những tâm sự uẩn khúc của một trí thức yêu nước. Và bài thơ “Thu điếu” cũng không ngoại lệ. Nếu bạn chưa tin, vậy thì hãy cùng tôi bước vào bức tranh thu bình dị, thanh sơ để thấy một bức tranh tâm trạng trong “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.

thu dieu - MS124 - Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến

Làng Lục Bình của nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng với những ao chuôm nhỏ đan cài trong những ngõ xóm quanh co. Chảng bởi thế mà nét vẽ đầu tiên của bức tranh thu, Nguyễn Khuyến đã vẽ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Những ao chuôm nhỏ trũng nước quen thuộc và bình ở quê hương Nguyễn Khuyến đã đi vào trang thơ của ông thật thơ mộng: đó là ao thu. Mùa thu đến mang theo hơi thu lạnh lẽo. Một điều đáng chú ý ở đây là độ trong của làn nước thu: trong veo – tưởng chừng như có thể nhìn thấy tận đáy. Tứ thơ gợi cho ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.

Trên mặt nước ao thu lúc này xuất hiện hình ảnh một chiếc thuyền câu. Vì ao nhỏ nên chiếc thuyền dường như cũng thu nhỏ lại trong ba từ “bé tẻo teo”. Tính từ “tẻo teo” đã thu nhỏ hoa cảnh vật, mang đến cho ta cảm giác về sựu nhỏ bé, xinh xinh của sự vật cùng với màu sắc trong veo – đó là những ấn tượng đầu tiên thật thanh sơ và bình dị của cảnh vật thu. Danh từ “một” cũng đã hé mở cho ta thấy phần nào một sự cô đơn, hiu quạnh trong tâm trạng nhân vật trữ tình.

>> Xem thêm:  MS82 - Nghị luận về ý kiến "Làm một người chân thật"

Những nét vẽ tiếp theo của bức tranh thu, ta bắt gặp một sự phối màu sắc tài tình cùng với những chuyển động khẽ khàng của sự vật:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Bức tranh thu được điểm thêm nhiều chi tiết: sóng, gió, lá, mây, ngõ trúc. Cơn gió khẽ thoảng qua bứt đi chiếc lá vàng duy nhất trên canh. Hai câu thực đối với nhau rất chuẩn. “Sóng biếc” đối với “lá vàng”, “hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo” đã mang đén một thế tương xứng giữa không gian bề rộng và không gian chiều dọc. Chữ “vèo” được Nguyễn Khuyến sử dụng thật đắt giá mà theo Xuân Diệu nhận xét rằng:” Thật tài tình! Nhà thơ đã tìm ra được cái tốc độ bay của lá, vèo, dễ tương xứng với cái mức độ gợn của song: tí”. Chữ “vèo” còn nghiêng về miêu tả thời gian nhưng chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, dồng thời “vèo” còn cho ta cảm nhận một dáng thu chao nghiêng, mỏng manh thật gợi cảm. Tản Đà cũng đã hết lời khen ngợi chữ “vèo” của Nguyễn Khuyến, mà sau này cũng chỉ có Tản Đà mới học tập được

Vèo trông lá rụng đầy sân

(Cảm thu, tiễn thu)

Điểm nhì của bức tranh thu được phong tầm mắt lên một tầm cao rộng và khoáng đạt với bầu trời thu xanh ngắt. Những tầng mây lơ lửng, như đứng yên lại như đang chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ khàng. Bầu trời mang một màu xanh ngắt trong trẻo đến kỳ diệu. Hai từ “xanh ngắt” đã tạo ra được độ cao, sâu, rộng của bầu trời. Ta cũng bắt gặp màu xanh ngắt ấy trong những vần thơ của Nguyễn Khuyến:

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

(Thu ẩm)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

(Thu vịnh)

Từ khung trời cao xa, tầm nhìn của nhà tho quay trở về với mặt đất những mong tìm được mọt bóng dáng con người đẻ giao thoa cảm xúc nhưng cảnh vẫn vắng tiếng, vắng người.

Ngõ trúc quanh co khắc vắng teo

Xuân Diệu từng nhận xét rằng:”Cái độc đáo nhất của Thu điêu là ở điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng xanh trời, xanh trúc,…và một mau vàng đâm ngang của chiếc lá”. Qủa thực, Nguyễn Khuyến đã rất tài hoa trong việc phối màu sắc của bức tranh thu. Bên cạnh đó còn là những đường nét tinh té, những sự chuyển động khẽ khàng như có như không của tạo vật. Tâm hồn nhà thơ phải thật sự đang vô cùng tĩnh lặng mới có thể cảm nhận được những chuyển biến rất khẽ trong từng tế vi của sự vật. Thơ xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng như “lá ngô đồng rụng”, hoa sen, hoa cúc. Thế nhưng, cũng là lớp các nhà thơ trung đại, ở đây, Nguyễn Khuyến không hề vay mượn hay dùng những công thức khuôn mẫu để nói về mùa thu. Cảnh thu đi vào lòng người đều là những sự vật thân thuộc, gần gũi và bình dị lắm với mùa thu Bắc Bộ: ao thu, thuyền câu, làn sóng, lá vàng rụng, tầng mây, ngõ trúc,… Chắc chắn phải là một con người gắn bó thân thiết với nông thôn và làng cảnh Việt Nam mới có thể vẽ nên những nét thu chân thực, cụ thể, sinh động và rất gợi cảm đến vậy.

>> Xem thêm:  Giải thích nội dung và ý nghĩa của câu nói Học – Học nữa – Học mãi

Sau Nguyễn Khuyến có rất nhiều những nhà thơ Mới viết về mùa thu. Đó là:

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

(Tiếng thu_Lưu Trọng Lư)

hay:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò.

(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)

Tuy nhiên giữa các nhà thơ Mới và Nguyễn Khuyến có khoảng cách về thời đại. Nếu những nhà thơ Mới miêu tatr cảnh thu, tiếng thu để nói lên tâm trạng buồn hay là sự lưu luyến trước cảnh trời đất sang thu thì với Nguyễn Khuyến, miêu tả cảnh thu cũng là để ông bày tỏ những tâm sự thầm kín, giãi bày nỗi lòng yêu nước, yêu quê hương của mình:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đến đây người đọc bỗng nhận ra, thực chất đi câu chỉ là một cái cớ để Nguyễn Khuyến bày tỏ nỗi lòng của mình. Rõ ràng nhà thơ không chú tâm đến việc có câu được cá hay không mà cõi lòng nhà thơ đang rộng mở đón nhận cảnh thu vào tâm hồn. Nhà thơ như bất động trong tư thế “tựa gối buông cần”. Đó là tư thế của con người đang mang nặng những tâm sự. Tại sao nhà thơ lại mang một tâm trạng như vậy? Phải chăng đó là tâm tư của một nhà Nho đại tài nhưng lại bất lực trước thời cuộc? Nhà thơ như chìm sâu vào những suy tư thời thế thăng trầm, chỉ đến khi có một tiếng động duy nhất trong bài thơ đánh thức nhà thơ chọt bùng tỉnh: tiếng cá đớp mồi. Nhà thơ giạt mình thoát ra khỏi những dòng suy tư nhưng lại chìm vào một cõi mông lung khác. Điều đó được thể hiện qua từ “đâu”. Từ “đâu” có hai cách hiểu. “Đâu” là đâu có cá hoắc “đâu” là ở đâu đó trong ao thu này có cá đang đớp mồi. Tưởng chừng như tiếng cá đớp mồi có thể phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng của bức tranh thu, nhưng không, chính tiếng cá đớp mòi càng làm tăng thêm sự yên lặng, tĩnh vắng. Bởi không gian phải vô cùng yên tĩnh, cõi lòng nhà thơ phải trầm tư đến nhường nào mới có thể nghe thấy tiếng cá đớp mồi rất nhỏ như vậy. Bút pháp lấy động tả tĩnh đặc trưng của văn học phương Đông được Nguyễn Khuyến sử dụng thật độc đáo. Qua đó, thêm một lần nữa cho ta thấy được vẻ đẹp trong bức tranh tâm trạng của nhà thơ. Một cõi lòng tĩnh lặng nhưng mang nặng những tâm sự thời thế. Cáo quan về ở, tìm sự trong sạch, thanh thản trong những thú vui tao nhã như làm thơ, uống rượ, câu cá, thế nhưng làm thơ thì dở dang:

>> Xem thêm:  Nhận định về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, ông Phạm Văn Đồng cho rằng đó là "Khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang". Anh (chị) hăy phân tích bài văn để làm sáng tỏ nhận định trên

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Uống rượu thì cũng chẳng được bao nhiêu:

Độ dăm ba chén đã say nhè.

Còn đi câu cá nhưng nhà thơ lại không tập trung vào việc đi câu. Thì ra tấm lòng nhà thơ, tâm hồn nhà thơ vẫn một lòng hướng về nhân dân, hướng về quê hương, đất nước. Đó là một thái độ sống không hề lánh đời, một nhân cách cao đẹp đáng trân trọng. Sinh thời, Nguyễn Khuyến vẫn luôn băn khoăn day dứt về sự bất lực của mình trước thời cuộc. Nhà thơ sợ người đời sẽ không hiểu mình. Nhưng có lẽ qua những tác phầm của ông, chúng ta đều có thể nhận ra một Nguyễn Khuyến nặng lòng với quê hương, một nhân cách cao đẹp, một tâm hòn trong sáng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Từ đó, ta càng thêm yêu thơ ông, thêm trân trọng con người ông.

Bài thơ Thu điếu đã rất thành công trong việc khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa thu và bức tranh tâm trạng của chính nhà thơ. Với ngôn ngữ trong sáng, giản dị, tinh tế đến độ có thể miêu tả những chuyển biến rất tinh vi trong cảnh vật cùng với vận dụng tài tình tử vận “eo” đã góp phần diễn tả nội dung của bài thơ và những uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ cũng là tác phẩm tiêu biểu và điển hình cho phong cách văn học phương dông với bút pháp lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình.

Phùng Thị Vui

Lớp 11A6 – Trường THPT Thường Tín, Hà Nội

Bài viết liên quan