Phân tích bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương


Đề bài: Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Hiện nay chúng ta đang sống trong mộ thế giới hòa bình và phát triển về mọi mặt,một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc.Nhưng mấy ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm “ trọng nam khinh nữ”.Và Hồ Xuân Hương cũng không ngoại lệ làm một người sống trong chế độ đó và đã viết nên tác phẩm “ bánh trôi nước”.

Trước hết bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi được làm từ nguyên liệu bột nếp nhào với nước cho nhuyễn,rồi nặn thành hình tròn vừa phải trông giống như quả táo,bọc lấy nhân bằng đường đen hoặc đường phên,nước sôi thì bỏ vào luộc,khi chín thì bánh nổi lên.Người nặn bột thì phải khéo tay bánh với đẹp,người ẩu thì bánh sẽ bị rắn hoặc nát.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn mà Hồ Xuân Hương đã lên án được cái chế độ trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ.Mở đầu là những dòng thơ thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng,một ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ:

>> Xem thêm:  Dựa vào những tác phẩm đã học hoặc đã đọc và các mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu hãy chứng minh rằng nhân dân ta đã được Bác dành cho tình yêu bao la, sâu nặng, đặc biệt là thiếu niên nhi đồng

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Thân vừa trắng vừa lột tả cái bánh được làm bằng bột trắng vừa tả tấm thân trắng đẹp,phẩm hạnh trong trắng.Tròn vừa có nghĩa là em lại vừa có nghĩa là em làm tròn một bổn phận của em.Tác giả đã sử dụng chất liệu ca dao thân thuộc “ thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân da quen thuộc.Nhưng chất chứa bên trong nó là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp,lộng lẫy và tươi thắm làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn.

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi,lênh đênh của số phận giữa cuộc đời.Nước non là sông biển,núi,non chỉ hoàn cảnh sống,suy rộng ra là đời,cuộc đời con người.Chỉ với câu thơ này thôi nhưng tác giả đã làm nổi bật và gợi tả được số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.Một người phụ nữ xinh đẹp mà phải chịu một cuộc sống long đong lận đận,không được sống cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Đây chính là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào.Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt.Ở đây tác giả sử dụng một số biện pháp đảo ngữ thể hiện thân phận người phụ nữ phải phụ thuộc vào người chồng người cha,không có quyền được quyết định số phận của mình,không có tiếng nói trong xã hội.Qua câu thơ này làm ta lại liên tưởng đến người con gái trong ca dao:

>> Xem thêm:  Soạn bài chương trình địa phương (rèn luyện chính tả) lớp 7

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như thể bánh bèo

Ngược xuôi,xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Câu thơ cuối:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ thể hiện thái độ kiên trì,bền vững “ tấm lòng son” thể hiện phẩm chất của người phụ nữ chung thủy,chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng với con,với mọi người tuy phải sống một cuộc đời như thế.Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách cả Hồ Xuân Hương cảm thương cho người phụ nữ,căm phẫn với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước.bài thơ là niềm cảm thông và tự hào đối với số phận,thân phận của người phụ nữ Việt Nam nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

Bài viết liên quan