Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
Bài làm
Từ xưa đến nay mùa thu luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà thơ, nhà văn. Mỗi người lại có những cảm nhận riêng về mùa thu mà tiêu biểu nhất chính là sáng tác của nhà thơ Đỗ Phủ, bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc và có sự ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học nước nhà. Trong sự nghiệp thơ ca của mình ông đã để lại rất nhiều bài thơ trong đó đa phần viết về những tác động của thời đại với cuộc sống của mọi người trong xã hội cũng như của chính nhà thơ. Có thể nói bài thơ “Cảm xúc mùa thu” chính là một bức tranh thu hiu hắt, ảm đạm dưới con mắt của nhà thơ trong hoàn cảnh nước nhà đang loạn lạc.
Bài thơ được chia thành hai phần. Bốn câu thơ đầu chính là tả cảnh mùa thu và bốn câu thơ sau chính là nỗi niềm về quê hương, dân nước. Phiên âm:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba làng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiết địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thồi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
Qua bản dịch của Nguyễn Công Trứ đã khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về mùa thu mà Đỗ Phủ gợi tả. Cặp thơ đầu tiên tác giả đã nói đến một chiều thu ở vùng Quý Châu:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”
(Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt khi thu lòa)
Qua hai câu thơ chúng ta có thể cảm nhận được điểm nhìn của Đỗ Phủ đó chính là từ một nơi tương đối cao để nhìn ngắm bao quát toàn cảnh. Nổi bật lên và tượng trưng cho mùa thu đó chính là hình ảnh về rừng phong. Trong thơ cổ của Trung Quốc thì khi thu về cũng là lúc những cây phong màu lá chuyển đỏ úa, điều đó còn có ý nghĩa về sự biệt ly. Không chỉ có rừng phong đỏ mà còn có màn sương trắng của chiều thu càng khiến cho cảnh vật trở nên ảm đạm, xơ xác. Từ cảnh vật có thể thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng mang theo sự man mác buồn.
Ở câu thơ thứ hai Đỗ Phủ có nhắc tới “Vu sơn, Vu giáp” chính là những hình ảnh đặc trưng cho vùng đất Ba Thục trước kia. Từ “lòa”, “hiu hắt” trong bản dịch đã làm tăng thêm sự ảm đạm của mùa thu. Qua đó ta có thể thấy được mùa thu nơi đây vốn ảm đạm lại thấm đẫm tâm trạng sầu bi của Đỗ Phủ. Hai cảnh thu ở hai nơi, một là rừng phong còn một là ở núi non nhưng đều mang chung một nét tâm trạng. Nhà thơ tiếp tục quan sát thiên nhiên và viết nên hai câu thơ tả thực khiến người đọc như bị cuốn hút vào từng câu chữ:
“Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa)
Nếu hai câu đầu là cảnh thu ở trên cao, nhìn từ trên cao thì hai câu này là cảnh thu ở dưới thấp. Đó là lưng trời, dòng sông và mặt đất. Dòng sông ở thượng nguồn thường là trên cao đổ xuống, sông hẹp và dòng chảy mạnh. Các từ “rợn”, “thẳm” đã vẽ nên những nét dữ tợn của dòng sông, cảnh vật hùng vĩ. Còn mặt đất thì nhân vật trữ tình nhìn thấy cảnh những đám mây trắng giống như sà xuống thấp nên khiến ông liên tưởng mây không phải ở trên bầu trời mà là đùn từ dưới đất lên. Qua bốn câu thơ đầu thì cảnh thu hiện lên vừa rộng lớn, xơ xác nhưng lại hùng vĩ. Đứng trước cảnh tượng ấy nhà thơ lại nhớ thương quê hương của mình và bày tỏ nỗi lòng của mình nơi đất khách quê người:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm”
(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà)
Tượng trưng cho mùa thu không chỉ có màu đỏ úa của rừng phong mà còn có màu vàng của hoa cúc. Một loài hoa quen thuộc nhưng cái mới trong thơ Đỗ Phủ đó chính là mỗi lần hoa nở lại khiến nhà thơ rơi lệ. Câu thơ giúp người đọc thấy được tâm trạng cô đơn, sầu thương mà nghĩa tình của Đỗ Phủ. Hình ảnh con thuyền ở câu thơ tiếp theo càng làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương thâm trào dâng. Con thuyền cô đơn, lẻ bóng như buộc chặt thêm mối tình nhà, như càng khiến cho nhà thơ mong muốn, tăng thêm khát vọng được trở về quê cũ.
“Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đệ thành cao thấp mộ châm”
(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà)
Hai câu thơ cuối đã có sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác. Đó là âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải ở bên bến sông. Đó là âm thanh duy nhất trong bài thơ nó gợi lên cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi biên ải xa xôi. Chính điều đó khiến cho nhân vật trữ tình thoáng vui trong nỗi buồn của chiều tà nhớ quê hương.
Bài thơ Cảm xúc mùa thu mang đậm nét trữ tình của nhà thơ Đỗ Phủ. Qua đó ta thấy được ông là người có tài quan sát rất tinh tế, một trái tim luôn ấm nóng tình yêu với quê hương.