Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du 


Đề bài: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du 

Bài làm

Bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" là những tiếng kêu ai oán của tác giả Nguyễn Du muốn dành cho một người con gái có tên là Tiểu Thanh nhưng số phận hồng nhan bạc mệnh phải chịu kiếp lẽ mọn và yểu mệnh. Đây là một bài thơ hay thể hiện tình cảm của một tác giả có tâm luôn đồng cảm với những người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống ngày xưa.

Bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" lấy cảm hứng sáng tạo từ chuyện về cuộc đời của người con gái Tiêu Thanh có tài có nhan sắc nhưng vì nhà nghèo nên Tiểu Thanh phải làm vợ lẽ của một người giàu có. Nhưng bà vợ cả của người đàn ông này ghê gớm và ghen tuông kinh khủng nên bắt nàng Tiểu Thanh sống một mình ở một ngôi nhà ở núi Cô Sơn thuộc Hồ Tây, Hà Nội ngày này. Tiểu Thanh sống những ngày vò võ cô đơn nàng thường viết lên những bài thơ để nói hộ tâm trạng của mình. Sau đó một thời gian Tiểu Thanh mắc bệnh rồi qua đời người vợ cả của ông chồng đã đốt hết văn thơ mà Tiểu Thanh viết nhằm xóa mọi dấu vết của nàng ở trần gian. Nhưng may mắn một số bài thơ của nàng vẫn còn lưu lại. Một lần, Nguyễn Du tình cờ qua đây nghe câu chuyện về người con gái Tiểu Thanh ông chợt đồng cảm với người phụ nữ xưa nên viết lên bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" để tưởng nhớ người con gái đó.

>> Xem thêm:  Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: “Nếu là con chim, chiếc lá... Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

phan tich bai tho doc tieu thanh ky - Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du Phân tích bài Độc Tiểu Thanh ký 

Mở đầu bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" tác giả đã gợi lên trong ký ức của người đọc một không gian vô cùng xúc động một cảnh đẹp nên thơ nhưng tiêu điều, thể hiện cho một nơi hoang vắng ít người qua lại. Một nơi đã chôn vùi tuổi thanh xuân của một người con gái trẻ đẹp ở nơi đây, khiến cho buồn tủi sinh bệnh mà qua đời. Hai từ "thổn thức" thể hiện cho tâm trạng nức nở tê tái buồn vương của tác giả dành cho người con gái hồng nhan nhưng chịu cảnh đời bạc mệnh kia. Hai từ "thổn thức" như tiếng than khóc của tác giả dành cho nàng Tiểu Thanh xưa kia.

Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương

Trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" nhà thơ Nguyễn Duy đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để nói lên thân phận của người con gái Tiểu Thanh. Hai từ "son phấn" thể hiện cho sắc đẹp tuổi trẻ của người phụ nữ. Một người con gái xinh đẹp có nhan sắc nhưng đã bị xã hội vùi dập chịu cảnh đời bất hạnh éo le phải chết trong oan khuất, tức tưởi khi tuổi đời còn khá trẻ. "Văn chương" chính là tâm hồn của người con gái đó, dù nó đã bị đốt đi theo người chủ nhân của mình nhưng những tiếng khóc than ai oán vẫn còn vương vấn đâu đây. 

>> Xem thêm:  Dàn ý Phân tích bài thơ Thương vợ - Tế Xương

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang

Trong hai câu thơ này thể hiện một sự tuyệt vọng tới tận cùng của tác giả khi phải đối diện với những điều bất công ngang trái trong cuộc sống. Trong hai câu thơ Nguyễn Du đã phải chua xót kêu lên những tiếng lòng của mình thể hiện sự đồng cảm của tác giả dành cho số phận của những người phụ nữ xưa. Những người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, chịu sự bất công bị xã hội phong kiến chà đạp lên quyền hạnh phúc của mình.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?

Trong hai câu kết của bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" thể hiện một sự ngậm ngùi xót xa của tác giả Nguyễn Du dành cho chính bản thân mình. Tác giả Nguyễn Du thương cho nàng Tiểu Thanh năm xưa hồng nhân nhưng chịu đời bạc mệnh, nhưng nàng Tiểu Thanh năm xưa hôm nay còn có Nguyễn Du khóc thương cho nàng, đồng cảm với nỗi khổ của nàng. Còn cuộc đời của Nguyễn Du liệu 300 năm nữa khi Nguyễn Du qua đời rồi liệu có ai khóc thương cho số phận của ông hay không?

Bài thơ "Độc Tiểu Thanh ký" của nhà thơ Nguyễn Du là một bài thơ hay để lại trong lòng bạn đọc nhiều cảm xúc ấn tượng về một người con gái có sắc, có tài nhưng lại chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Số phận nàng Tiểu Thanh cũng như biết bao số phận người con gái khác trong thời phong kiến đúng như Nguyễn Du đã từng viết trong Truyện Kiều rằng:

>> Xem thêm:  Phần 2 Đề 15: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm trường cũ.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"


 

Bình Minh

Bài viết liên quan