Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu 


Đề bài: Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu 

Bài làm

Bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu được tác giả sáng tác vào những năm 1939 khi tác giả Tố Hữu đã đứng  trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản và bị giặc bắt giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Bài thơ "Khi con tu hú" là tiếng lòng của tác giả khi bị giam cầm mất tự do. Đồng thời thông qua bài thơ thể hiện tấm lòng yêu nước trung thành với cách mạng của tác giả Tố Hữu

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Mở đầu bài thơ "Khi con tu hú" thể hiện một sự ngột ngạt, một sự bất lực của tác giả Tố Hữu khi bị kìm kẹp trong nhà lao xung quanh là bốn bức tường vây kín. Những từ ngữ như "đạp" "tan" "dậy" thể hiện cho một sự bức bối của tác giả. Một cảm giác bí bách muốn được tự do được hòa mình vào dòng người yêu nước ở ngoài kia.

phan tich khi con tu hu - Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu 

Phân tích bài thơ Khi con tu hú 

Tiếng tu hú gọi bầy vào mùa hè làm cho tác giả cảm thấy vô cùng ngột ngạt bí bách chỉ muốn phá tan tất cả để ra ngoài hòa mình vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Tác giả Tố Hữu lúc này đang trong tâm trạng tràn đầy nhiệt huyết khi tác giả đã tìm thấy chân lý của mình được đứng trong hàng ngũ của Đảng tìm thấy chân lý sống của cuộc sống của mình. Trong trái tim tác giả chỉ muốn mang tất cả nhiệt huyết của mình hiến dâng trọn trái tim của mình cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà thôi. 
Tiếng chim tu hú gọi càng làm cho tác giả Tố Hữu cảm thấy uất nghẹn trong lòng. Trong cuộc sống nhà tù tối tăm nhà thơ cảm thấy vô cùng ngao ngán muốn thoát khỏi nơi này thật nhanh để hòa mình vào cuộc chiến của toàn thể dân tộc, được là những điều thật ý nghĩa với cuộc sống của mình. Tác giả Tố Hữu tưởng tượng tới khung cảnh ngoài kia với biết bao nhiêu tươi đẹp.

>> Xem thêm:  Bài số 116: Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.

Trong những câu thơ này tác giả đã vẽ lên một bức tranh đồng quê vô cùng tha thiết thể hiện một cuộc sống thanh bình đáng mơ ước với hình ảnh lúa chiêm chín, trái cây thì đỏ mọng trong vườn, khi hè về tiếng ve kêu râm ran, những sân bắp vàng được phơi ra thể hiện một vụ mùa bội thu, người dân no đủ. Đó chính là hình ảnh mà ta thường thấy ở những làng quê Việt Nam ở một nơi thanh bình người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp 

Trời xanh càng rộng, càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ”
.

Trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ "Khi con tu hú" tác giả Tố Hữu đã mở rộng không gian cho bài thơ. Thể hiện một bầu trời xanh bao la, một cuộc sống tự do bay bổng, trên bầu trời xanh mênh mang đó những con diều vi vu thả hồn của mình trong một khung cảnh nên thơ trữ tình. Những tiếng sáo diều nghe như những hát gọi mùa thật lãng mạn nên thơ. Cuộc sống tự do bay bổng đối lập với cuộc sống của tác giả lúc này khi chịu giam cầm trong bốn bức tường của nhà tù không có tự do.

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà sao muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ”

Trong những câu thơ cuối của bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu thể hiện một cuộc sống tăm tối, bí bách khi bị giam cầm ở chốn lao tù. Người cộng sản trẻ tuổi trái tim đang căng tràn nhựa sống, luôn mơ ước cống hiến sức lực tuổi trẻ của mình cho quê hương tổ quốc. Nhưng lại bị trói chân trói tay, giam cầm trong bốn bức tường làm sao tác giả không cảm thấy bí bách, cảm giác muốn phá tan tất cả, phá tan khối bê tông kia để thoát ra ngoài vùng vẫy trong một vùng trời mênh mông hòa mình vào dòng người yêu nước ở ngoài kia.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu chỉ có mười câu thơ nhưng thể hiện một nỗi buồn da diết, một sự khắc khoải ước mong được tự do, được cống hiến vô cùng mãnh liệt của tác giả. Thể hiện tâm trạng bí bách tăm tối của Tố Hữu khi bị bắt giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Thông qua bài thơ ta thấy được tấm lòng kiên cường anh dũng yêu nước của tác giả Tố Hữu.

Bình Minh

Bài viết liên quan