Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”


Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông quê ở Thừa Thiên –Huế. Ông là một người có lòng yêu nước mãnh liệt. Không chỉ là một người chiến sĩ tài ba, ông còn là một nhà thơ giỏi, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm, thường thì các bài thơ viết về chủ đề đất nước, con người Việt Nam. Tiêu biểu có bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được ông viết vào năm 1971 lúc đó vẫn đang diễn ra cuộc kháng chiến chống My, ông viết bài này khi đang ở chiến trường Trị-Thiên. Bài thơ ca ngợi tấm lòng đôn hậu dạt dào tình yêu thương của những bà mẹ vùng núi thương con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, yêu bộ đội, yêu con người bản làng, quê hương.

Đây là một bài thơ hết sức độc đáo và rất ý nghĩa khi viết về bà mẹ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bài thơ còn được phổ nhạc thành bài hát đã làm tan chảy hàng triệu trái tim.

Người mẹ được nhắc đến ở đây là một người dân tộc, là bà mẹ Tà-ôi: thương con, thương bộ đội, thương dân làng. Đầu tiên là những lời ru rất ngọt ngào dành cho đứa con của mình:

>> Xem thêm:  Bằng những hiểu biết của anh, chị về vở kịch Vũ Như Tô, hãy giải thích bệnh Đan Thiềm

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Hai câu tiếp nói đến sự làm nụng của người mẹ đang giã gạo nuôi những người chiến sĩ chiến đấu vì đất nước, vì dân tộc. Mẹ muốn em cu Tai ngủ ngoan để mẹ còn làm những công việc quan trọng khác:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Câu trên tả về việc làm giã gạo của mẹ thì câu dưới nói đến sự gắn kết giữa tình mẹ và con, có lẽ vì em biết mẹ đang làm việc nặng nên cũng cố gắng ngủ để làm yên lòng mẹ. Những công việc như giã gạo tưởng chừng rất đơn giản nhưng mà thực ra rất nặng nhọc khi thời xưa chưa cải tiến vẫn còn giã gạo bằng tay:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Mẹ vừa giã gạo vừa cõng em trên lưng nên em cảm nhận được rõ ràng mồ hôi của mẹ đang chảy rất nhiều đã đẫm cả áo thấm sang mặt em. Và em cũng cảm nhận được trái tim của mẹ đang hướng về em.

Tiếp đến khổ thứ hai là đang nói về tình thương của mẹ dành cho con dành cho bộ đội:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.

>> Xem thêm:  Kể về một kỉ niệm đáng nhớ với bạn của em

Câu thơ chính là lời tâm tình của người mẹ gửi đến con và đến những người chiến sĩ đang chiến đấu gian khổ. Mẹ mong trong giấc ngủ của con, sẽ mơ giấc mơ của mẹ có nhiều gạo trắng để nuôi quân và cu Tại sẽ lớn lên khỏe mạnh tiếp tục làm công việc mà mẹ vẫn đang làm:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chảy lún sân.

Những hình ảnh tiếp theo vẫn tiếp tục ca ngơi đức tính tốt đẹp của người mẹ:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ

Vẫn tiếp tục là những lời dỗ dành đầy ngọt ngào của người mẹ dành cho con và tiếp tục làm công việc thường ngày. Mẹ tỉa bắp trên đồi là đang làm để lấy lương thực nuôi mọi người. Dù làm việc là rất mệt nhọc nhưng mẹ không bao giờ chán nản vì đã có em là niềm hi vọng, tiếp thêm sức mạnh cho mẹ:

Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em năm trên lưng

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ để nói về sự quan trọng của người con đối với người mẹ “mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” em chính là mặt trời của mẹ, em chiếu niềm tin và ánh sáng cho mẹ để mẹ tiếp tục làm việc tốt cho đời.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ

Ước mơ tiếp tục lớn hơn nữa của người mẹ hi vọng mai sau này, với những lời ru ngọt ngào êm ái:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều

Mai sau này con lớn phát mười Ka-lưi

Mẹ thương con và mẹ thương làng, nên con hãy tiếp tục ngủ ngoan để mẹ làm việc. Mẹ không chỉ địu em giã gạo, lên nương mà ở những câu thơ tiếp mẹ đã địu em đi đánh giặc cùng với bản làng: “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”. Em đi cùng mẹ lên đường tới Trường Sơn nó đó đang có giặc, mẹ phải đi để bảo vệ đất nước.

Kết thúc bài thơ ta vẫn thấy vang lên những lời hát ru và đây chính là ước nguyện lớn lao của mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hơi

Mẹ thương a-kay mẹ thương đất nước

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người tự do…

Bài thơ như một điệp khúc những lời hát ru theo điệu nhạc. Nguyễn Khoa Điềm đã rất thành công qua bài thơ này. Đây là nguồn cổ vũ động viên những người chiến sĩ, những người nông dân thêm quyết tâm để chiến thắng quân thù.

Bài viết liên quan