Phân tích cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến


Phân tích cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Bài làm

Nhà phê bình Đặng Anh Đào từng nhận xét: “Tây Tiến là khúc độc hành để Quang Dũng và những người đồng đội tìm về đoạn đời chiến binh gian khổ mà hào hùng.” Thật vậy, ngay 14 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã dẫn bạn đọc về với miền kí ức của chặng đường hành quân đầy thử thách mà hùng ca ấy qua miền Tây của Tổ quốc.

Quang Dũng là nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhưng cũng đồng thời là người chiến sĩ trực tiếp hành quân cùng binh đoàn Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Năm 1948, khi rời xa đơn vị tại Phù Lưu Chanh, nhà thơ đã viết “Tây Tiến” để tìm về những năm tháng hào hùng và bi tráng của đời và đồng đội. Từng câu, từng chữ đều thấm đượm màu sắc hiện thực và tâm hồn lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. Phải chăng vì thế mà Trần Lê Văn từng không tiếc lời ngợi khen: “ Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa của đời thơ Quang Dũng,”

14 câu thơ đầu đã gói trọn lại bao thử thách, gian lao của chặng đường hành quân của người chiến sĩ, đồng thời cũng chất chứa bấy nhiêu nỗi nhớ thương của thi sĩ khi nhớ về mảnh đất cực Tây của Tổ quốc.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

Nỗi nhớ thương không chỉ còn là những rung động trong tâm tưởng mà đã ngân vang nhẹ nhàng, tha thiết, trải rộng ra không gian, thời gian. Hình ảnh đầu tiên gợi về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh sông Mã- dòng sông rộng dài, hùng vĩ gắn liền với Tây Tiến. Nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ cũng là lúc nỗi nhớ về đồng đội- những người kề vai sát cánh năm xưa trỗi dậy. Sâu thăm trong 3 tiếng “Tây Tiến ơi” còn là tiếng gọi một người bạn, một người thân, một người tri kỷ, gọi về cả một sự gắn bó quân dân thắm thiết. Nhưng giờ đây, cả sông Mã và Tây Tiến đều đã “xa rồi”, đó là hiện thực mất mát phải đối mặt. Nhưng cũng vì xa rồi nên mới hoài niệm, mới da diết, nhớ thương đến thế. Đối với Quang Dũng, mỗi tên gọi là một phần kí ức – nơi cất giấu quãng tâm hồn mình, là địa chỉ tìm về của nỗi nhớ. Đặc biệt, cụm từ “ nhớ chơi vơi” là một sáng tạo độc đáo của riêng Quang Dũng. Nỗi nhớ ấy không cồn cào, không xoáy cuội mà cứ mênh mang, ám ảnh người ta theo năm dài tháng rộng. Nó biểu hiện trạng thái chông chênh, hụt hẫng của người lính Tây Tiến khi phải rời xa mảnh đất mà mình gắn bó, đồng thời cũng là đối tượng đồng hiện của nỗi nhớ, là cái chập chùng, xa xôi của miền Tây hiện về qua nỗi nhớ. Cụm từ bắt vần giữa vần “ơi” của câu trên với “ đêm hơi” của câu dưới giúp câu thơ hiện lên như tiếng gọi dài ngân vang tha thiết. Với Lê Quý Đôn “Thơ khởi phát từ lòng người ta”. Và hai dòng thơ mở đầu Tây Tiến đã khởi phát từ chính tâm hồn phiêu du trong miền nhớ của người chiến sĩ chống Pháp. Bằng cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã khắc tạc nên bức tranh chặng đường hành quân đầy thử thách, trắc trở nhưng cũng thấm đượm màu sắc trữ tình. Sự hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên nơi đây chủ yếu hiện lên của những nét vẽ gân guốc, rắn rỏi cùng lười thơ mang âm điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn:

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.

Đoạn thơ hiện lên một loạt những địa danh. Sài Khao, Pha Luông hay Mường Hịch đều là những cái tên lạ lẫm mới mẻ với những chàng trai Hà thành. Vậy nhưng bước vào cuộc kháng chiến, không một chút e ngại, không một chút sợ sệt, họ vẫn ngày ngày hành quân trên những cung đường xa lạ ấy, dưới màn sương giăng trắng trời, lạnh lẽo cản trở tầm nhìn. Quang Dũng tái hiện cung đường Tây Bắc qua hệ thống từ láy đặc sắc “heo hút, khúc khuỷu, thăm thẳm”. Mọi nguy hại, hiểm trở đều hiện lên sắc nét qua từng câu, từng chữ. Đó là cái gập ghềnh, trắc trở của dốc thẳng, là cái chót vót của đèo cao và sự hun hút của những vực sâu vô tận. Tất cả đã góp phần hiện lên cái hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng tràn đầy hiểm nguy của thiên nhiên Tây Bắc. Không phải vô tình mà Quang Dũng xếp liên tiếp những thanh trắc liền kề nhau:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Nhà thơ gợi dậy cảm giác rờn rợn trước cái hoang sơ, bí ẩn của chốn rừng thiêng, đồng thời hắt ra hơi thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên cung đường vất vả ấy. Đi cùng với thanh điệu là nhịp 4/3 trầm hùng, tô đậm ấn tượng mãnh liệt về cái cái hiểm trở của núi cao, vực sâu, cái bí ẩn của chốn rừng thiêng nước độc.

>> Xem thêm:  Lớp em tổ chức một cuộc thảo luận về một cuốn sách được giới trẻ quan tâm, yéu thích. Em hãy viết bài văn tham gia cuộc thảo luận đó

Nổi bật trên bức tranh đại ngàn ấy là hình ảnh người chiến sĩ “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Giữa chặng đường hành quân khốc liệt, người lính phải đối mặt với vô vàn những mất mát, hy sinh.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau những tháng năm dãi dầu mưa nắng, nhưng bi hơn cả đó là giờ phút người lính giã biệt cuộc đời. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng lối nói giảm nói tránh, trong cái bi ai, người ta không thấy nhuốm màu tang thương mà ở đó vẫn ánh lên ánh sáng của niềm tin, của tinh thần lạc quan. Cụm từ “bỏ quên đời” khiến ý thơ vụt trở nên gân guốc, mạnh mẽ, nhà thơ chiếu cái nhìn lãng mạn vào hiện thực đau thương tạo nên giọng điệu hào sảng, ngang tàn. Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến càng lúc càng trở nên thâm u, hoang dã hơn:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy lên cực điểm qua âm thanh của đại ngàn. Mường Hịch vốn là chốn dừng chân đóng địa bàn của binh đoàn Tây Tiến, ấy vậy mà giờ đây nó bị bao quanh bởi thú dữ. Từng bước chân của chúa sơn lâm lầm lì vây quanh cũng là từng giây tính mạng của người lính bị đe dọa. Chính không gian rừng núi, thời gian “chiều chiều, đêm đêm” thâm u, tĩnh mịch đã góp phần làm gia tăng những hiểm nguy, trắc trở cho chặng đường hành quân. Vượt qua những giây phút căng thẳng, đứng tim ấy, hồn thơ Quang Dũng lại trở về với những khoảnh khắc bình yên, vui tươi của cuộc sống quân dân:

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Không phải là tiếng gọi “nhớ ơi” cất lên đầu đoạn thơ, Tây Tiến giwof đây đã hiện về rõ ràng, sinh động trong tâm trí nhà thơ. Địa danh Mai Châu được cất lên như địa chỉ dừng chân của miền ký ức, gợi nên bao kỉ niệm tuyệt đẹp trong tâm hồn những chàng trai Hà thành. Những gian bếp thơm mùi khói, thơm mùi bát cơm chia ngọt sẻ bùi, thắm đượm tình quân dân. Hình ảnh “em” hiện lên vừa bé nhỏ vừa ý nhị nhưng gợi bao nỗi niềm. Đó có thể là một cô gái Tây Bắc để thương để nhớ trong lòng thi sĩ, nhưng cũng có thể là đại diện cho cả một dân tộc, một đồng bào, cho những tấm lòng thủy chung nơi hậu phương. Hai câu thơ ấm nồng tình đoàn kết, tràn dâng nỗi nhớ thương tha thiết trong lòng nhà thơ.

Bằng ngòi bút hiện thực kết hợp lãng mạn đặc sắc, Quang Dũng đã khắc họa nên chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến đầy khó khăn, thử thành nhưng cũng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời. Qua đó, bạn đọc bắt gặp một Quang Dũng thật tài, thật tâm, thật sâu sắc.

Bài viết liên quan