Phân tích cảm nhận về bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung lớp 10


Phân tích cảm nhận về bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung lớp 10

Hướng dẫn

Trong lịch sử nước nhà, thời đại nhà Trần là một trong những thời đại lịch sử phát triển nhất trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhắc đến nhà Trần là nhắc đến hào khí Đông A. Trong không khí hào hùng của thời đại, các tác phẩm văn học ra đời, hấp thụ bầu không khí ấy, đem đến cho thế hệ trẻ những vần thơ. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “ Cảm hoài” của Đặng Dung.

Ngay mở đầu bài thơ, Đặng Dung đã thể hiện được khát vọng được cống hiến tài năng, sức lực cho dân, cho nước nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực của mình khi tuổi tác đã lớn:

“Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàn ca”

Là một con người luôn có ý thức trước trách nhiệm với đất nước, với dân tộc nên lúc nào Đặng Dung cũng mang trong mình khát khao được cống hiến, khát khao được mang sức lực của mình ra để giúp dân, giúp nước. Nhưng bi kịch uổi tác khiến cho con người ta dù con nhiều nghĩa khí còn dâng cao cũng khó lòng đảm đương nổi. Tác giả cảm thấy vô cùng tiếc nuối, ngậm ngùi, bất lực. Điều quan trọng là ông đã ý thức được vấn đề tuổi tác đặt trong mối tương quan với việc đời việc nước. Nhiệm vụ đặt ra thì rất lớn mà điều kiệ thực hiện thì gian nan bị trói buộc trong giới hạn của cuộc đời. Soi vào cuộc đời đó là nhiệm vụ nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, tiêu diệt giặc ngoại xâm. Nhưng bị kịch tuổi tác vẫn khiến nhà thơ phải thốt lên “ biết làm sao đây”.  Đây không chỉ là lời than mà cũng là hiệm vụ mà tác giả đặt ra với tuổi già. Nhất định không thể buông xuôi, làm ngơ trước cuộc dời dằng dặc. Với thực tế đó, lẽ sống chính là vũ khí chiến đấu. Buông vũ khí chính là đầu hàng số phận, có tội với nhân dân. Chính điều này làm cho Đặng Dung tuổi đã già mà vẫn nung nấu trăn trở. “Vô cùng thiên địa nhập hàm ca” tức cuộc đời rộng lớn vô cùng, đành thu cả vào cuộc say ca. Trước những khát khao lớn, nhưng vì bất lực trước tuổi già nên nhà thơ chỉ có thể tự thu mình vào những cuộc say ca, như để tìm đến một thú vui mà tạm quên đi những nỗi khắc khoải trong lòng. Băn khoăn của con người ham sống, ham đấu tranh, quan trọng hơn là vẽ ra được quan niệm sống đẹp của con người say sưa chiếm lĩnh thế giới để vượt lên giới hạn của đời người.

>> Xem thêm:  Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hai câu trong phần “thực” đối nhau, nêu bật “gặp thời” và “thất thế” đối với người anh hùng. Như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng:

  • “Thời lai đồ điếu thành công dị
  • Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”

Xưa nay thời và thế là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của con người. Nguyễn Trãi đã từng nói điều này:

  • “ Được thời có thể biến nhr thành lớn, biến yếu thành mạnh
  • Mất thời không thế biến mạnh thành yếu, biến yên thành nguy”

Ý thứ được tầm quan trọng của thời và thế, trong câu thơ của mình Đặng Dung có nhắc đến người câu cá và bán thịt nhưng không phải nói chuyện những kẻ bất tài tầm thường, cũng có thể thành công mà để nói những anh hùng không gặp thời lỡ vận là điều hiển nhiên. Trí tuệ dân gian từ xưa đến nay cũng ý thức sâu sắc về điều này: “ Ông thời đi khỏi ông giỏi bó tay”. Vì vậy gặp thời người bình thường cũng có thể lập nên nghiệp lớn. Mất thời không thế dẫu là người tài ba cũng nuốt hận mà thôi.

Tận sau trong thân tâm nhà thơ là mong muốn được giúp nhà vua chống đỡ, nâng đỡ giang sơn nghiêng lệch:

  • “Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
  • Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”

Ở những câu thơ này nhà thơ Đặng Dung lại thể hiện khát vọng lớn trong suốt cuộc đời mình, đó chính là dốc lòng giúp đỡ vua chúa, những mong làm nên được nghiệp lớn. Dù sức tài lực kiệt, dù thời vận không đến nhưng không gì có thể ngăn cản được ý chí tâm huyết và khát vọng người anh hùng trong sự nghiệp kinh bang cứu thế. Nhưng "thiên hà", con sông rộng lớn với muôn vàn tinh tú, chỉ tồn tại trên bầu trời hoặc trong giấc mơ của những người mang chí lớn mà thôi. Mãi đến lúc ra đi ông vẫn mong tìm cho bằng được đường khai thông thiên hà xuống trần gian, cho nền hòa bình, độc lập trở về cùng đất Việt. Bế tắc này cũng là bế tắc chung của thực tế xã hội lúc bấy giờ.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Đồng chí của tác giả Chính Hữu

Như bao người nam nhi, Đặng Dung cũng có những khát vọng lớn lao muốn cứu nước nhưng không thể thực hiện được:

  • “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
  • Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”

Đến hai thơ cuối cùng, nhà thơ lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thân, đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Hai câu kết hiện lên hình ảnh một con người với hành động kiên định khoog chịu cúi đầu, không thua cuộc, bền bỉ nung nấu ý nguyện được chống trả, được báo thù. Phan Huy Chú đã ca ngợi: “ Dù sau bao đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí mãnh liệt”. Hai chữ “ long quyền” gợi nên những tâm sự, nỗi niềm giá trị của Đặng Dung được trời đất thấu tỏ.

Bài thơ đã thể hiện rất rõ về việc đời khó khăn, tuổi đã già nhưng tấm lòng chí chủ vẫn kiên định, thanh long tuyền vẫn sáng lên. Bài thơ đã góp phần vào truyền thống yêu nước Lí Trần một tiếng nói mới mẻ và nhắc nhở thế hệ trẻ không ngừng xây dựng đất nước giàu mạnh

Bài viết liên quan