Phân tích cảnh ngày xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”


Đề bài: phân tích cảnh ngày xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

Truyện Kiều – đỉnh cao chói lọi của truyện thơ Nôm Việt Nam, đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Tác phẩm không chỉ có ảnh hưởng lớn tới nền văn hóa, văn học Việt Nam mà còn có tiếng vang lớn với thế giới. Trong đó đoạn trích “cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn xuất sắc của kiệt tác văn học truyện Kiều.

Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đã gợi tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Qua việc miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật tác giả đã gợi lên khoáng đạt và tràn trề sức sống, cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập vào hồn vào thơ ca của Nguyễn Du để ông sáng tác nên một câu thơ vừa miêu tả không gian vừa tả thời gian.

“Chim én” là loài chim được xem là biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao lượn như thoi đưa ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Câu thơ thứ 2 đã biểu hiện rõ điều đó “thiều quan” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ mùa xuân, cách tính thời gian như vậy thật là ý vị và nên thơ.

Với bút pháp ước lệ cổ điển, hai câu thơ đầu vừa nói về thời gian, vừa nói về không gian. Không gian xuân ấy tràn ngập ánh sáng. Đồng thời nhà thơ cũng ngỏ ý nói rằng: thời gian thấm thoắt trôi đi.Nguyễn Du như đang tiếc nuối vì thời gian cứ trôi đi một cách vội vàng như thế. Nhà thơ nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, ta cứ nghĩ đó là cách nhớ có phần phi lý nhưng nó là có thật, làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này xuân đã hết dư vị của mùa đông, chưa ngấp nghé vào hạ, nên khung cảnh vẫn rất đẹp rất xuân.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" của Kim Lân

ở hai câu thơ tiếp theo:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân được vẽ nên bởi nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ, Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy. “Non” nói lên sự mới mẻ, đổi thay của đất trời, “xanh” nói lên sự sống, đâm chồi nảy lộc, “trắng” nói lên sự trong trắng, tinh khôi, dịu dàng. Những từ ngữ ấy vừa đem áng xuân về, lời thơ giàu sức tạo hình, tới nỗi ta có mức cảm tưởng trong thơ có họa.

Tiếp thu tinh thần câu thơ cổ cua Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

Để sáng tạo nên hai câu thơ có nét chấm phá:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Chữ trắng được thêm vào và đảo lên phía trước thành “trắng điểm” để tạo sự ấn tượng. chữ “điểm” nói lên bàn tay tài hoa của nghệ sĩ-thi sĩ vẽ nên thơ, nên họa như tạo điểm nhấn cho cảnh xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên có sức sống.

ở 8 câu thơ tiếp theo là tiếp nối khung cảnh lễ hội ngày xuân thật nhộn nhịp, mở đầu cho khổ thơ ấy là 2 câu thơ đầu giới thiệu về thời gian hoạt động của con người:

>> Xem thêm:  Phân tích khổ thơ được trích trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành, ..."

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tết thanh minh là dịp để mọi nguời đi viếng thăm, quét dọn, sửa sang và cúng bái khấn nguyện trước phần mộ của những người đã khuất. Từ lâu đây đã là phong tục cổ truyền của dân tộc ta và tất nhiên sau phần lễ là phần hội. Hội đạp thanh tức là dẫm lên cỏ xanh mà đi chơi xuân. Tảo mộ là dịp để chúng ta tìm lại những kí ức xa xưa, nối lại liên hệ giữa những người đã mất và những người đang sống. Còn “đạp thanh” gợi lên cảnh các chàng trai, cô gái gặp gỡ, làm quen và có thể dẫn tới kết thành những sợi tơ hồng nhân duyên.

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về tây”

Bên cạnh điệp từ, thì cặp từ đối “Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” được đặt bên cạnh nhau tạo thành câu th, không chỉ nối tiếp liên tục tươi vui, nhộn nhịp, rộn ràng trong ngày tươi vui của lễ hội mà còn hơn thế, Nguyễn Du đã gửi vào đó những khát khao, hy vọng của những người đi chơi xuân và cụ thể hơn là mong muốn những điều tốt đẹp ở phía trước của Thúy Kiều.

>> Xem thêm:  Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Chị em Thúy Kiều đã hòa vào dòng người đi trẩy hội. ở đây một lần nữa ta lại gặp nghệ thuật miêu tả ước lệ. Khung cảnh lễ hội mùa xuân được gợi ra qua hàng loạt các từ hai âm tiết giàu sắc biểu cảm. Đó là hệ thống các từ ghép và từ láy, các danh từ “chị em, yến anh, tài tử…”

Cách nói ẩn dụ “nô nức, yến anh” gợi hình ảnh từng đoàn người đi chơi xuân. Tác giả đã khéo léo trong việc đan xen các từ giữa các từ thuần Việt và từ Hán Việt gợi không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập, không khí lễ hội bao trùm cả nhân gian.

Qua đoạn trích ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên một cách nên thơ và đầy mơ mộng, dưới ngòi bút tài tình của mình, Nguyễn Du đã biến cảnh sắc thiên nhiên rất đỗi bình thường lại trở nên có hồn và đầy sắc thái như thế, mùa xuân nào chả giống mùa xuân nào, chỉ có con người và cảnh vật thay đổi giữa không gian và thời gian vô tận của vũ trụ.

Bài viết liên quan