Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Đề bài: Đánh giá về truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhiều người cho rằng đây là truyện ngắn đậm chất thơ rất Thạch Lam. Anh chị hãy phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm:

+ Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Thạch Lam

+ Sự kết hợp chất hiện thực và trữ tình trong cùng một tác phẩm không chỉ góp phần phản ánh một hiện thực của cuộc sống mà còn làm cho câu chuyện thấm đượm chất thơ.

2. Thân bài

– Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh thế giới tâm hồn nhạy cảm, trong sáng có phần ngây ngô của nhân vật Liên.

–  Chất thơ thể hiện rõ nhất qua những cảm nhận của nhân vật về khung cảnh phố huyện lúc về chiều

– Khung cảnh khố huyện cũng giản dị, thanh bình như bất cứ vùng quê nào khác của Việt Nam nên nó thân thuộc và dễ dàng khơi dậy sự xao xuyến nơi độc giả.

– Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An cũng thật trong trẻo, tươi sáng. Đó không chỉ là niềm vui, sự háo hức của những đứa trẻ mà nỗi khắc khoải đợi tàu còn là mong muốn mơ hò về một cái gì đó tươi sáng

–> Đợi tàu là nhu cầu, mong muốn thiết thực trước mắt của An và Liên để thoát khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của hiện thực dù chỉ trong chốc lát.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Thương vợ (Tú Xương)

– Những kí ức về Hà Nội trở về tạo nên sự đối lập giữa một không gian nhộn nhịp, nhiều ánh sáng với không gian tối, trầm buồn nơi phố huyện.

3. Kết bài

Kết hợp giữa ngòi bút hiện thực với bút pháp trữ tình đã làm nên hiệu quả nghệ thuật đặc biệt cho truyện ngắn Hai đứa trẻ.

II. Bài tham khảo

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Thạch Lam, trong truyện nhà văn đã đưa người đọc đến không gian phố huyện yên bình, êm ả nhưng bên trong đó lại là nhịp sống tẻ nhạt, vô vị của những người dân nghèo nơi đây. Sự kết hợp chất hiện thực và trữ tình trong cùng một tác phẩm không chỉ góp phần phản ánh một hiện thực của cuộc sống mà còn làm cho câu chuyện thấm đượm chất thơ.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh thế giới tâm hồn nhạy cảm, trong sáng có phần ngây ngô của nhân vật Liên.  Qua những quan sát, cảm nhận của những đứa trẻ về thế giới xung quanh, người đọc như từng bước đi vào thế giới yên bình nhưng cũng buồn tẻ, vô vị nơi phố huyện. Chất thơ thể hiện rõ nhất qua những cảm nhận của nhân vật về khung cảnh phố huyện lúc về chiều “ Chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran, ngoài đồng ruộng gió nhẹ đưa vào…”. Khung cảnh khố huyện cũng giản dị, thanh bình như bất cứ vùng quê nào khác của Việt Nam nên nó thân thuộc và dễ dàng khơi dậy sự xao xuyến nơi độc giả.

>> Xem thêm:  Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (tiết 1)
phan tich chat tho trong truyen ngan hai dua tre cua thach lam - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An cũng thật trong trẻo, tươi sáng. Đó không chỉ là niềm vui, sự háo hức của những đứa trẻ mà nỗi khắc khoải đợi tàu còn là mong muốn mơ hò về một cái gì đó tươi sáng, đặc biệt hơn đối với không gian, người dân phố huyện. Những đứa trẻ như Liên và An còn quá nhỏ để nhận thức hết về cuộc sống nhưng dường như chúng cũng mơ ước về một cái gì đó mới mẻ. Đợi tàu là nhu cầu, mong muốn thiết thực trước mắt của An và Liên để thoát khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của hiện thực dù chỉ trong chốc lát.

Trong không gian tẻ nhạt của phố huyện, Liên nhớ về những kỉ niệm về Hà Nội, đó là “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Những kí ức về Hà Nội trở về tạo nên sự đối lập giữa một không gian nhộn nhịp, nhiều ánh sáng với không gian tối, trầm buồn nơi phố huyện. Con tàu đến mang theo hi vọng, mong chờ cho hai chị em nhưng con tàu ấy lại nhanh chóng rời đi để đến một chân trời mới nhưng con tàu của cuộc đời Liên và An không biết bao giờ mới đến được.

Kết hợp giữa ngòi bút hiện thực với bút pháp trữ tình đã làm nên hiệu quả nghệ thuật đặc biệt cho truyện ngắn Hai đứa trẻ. Thạch Lam viết về hiện thực cuộc sống tẻ nhạt, tù túng nơi phố huyện, nơi những con người nghèo khổ đang “ngụp lặn” giữa cuộc sống đời thường đấy nhưng không mang đến cảm giác u uất, bức bối nơi người đọc mà nhẹ nhàng, trầm buồn như bức tranh phố huyện lúc xế chiều vậy.

Bài viết liên quan