Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông sáu về thăm nhà


Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhân vật bé Thu đã có những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp từ lúc trước và sau khi nhận mặt cha. Vận dụng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông sáu về thăm nhà.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tâm lí và tình cảm của bé Thu

1. Mở bài cho đề phân tích tâm lí và tình cảm của bé Thu

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà. Đặc biệt là diễn biến tâm lí và tính cách của bé thu trong lần cuối cùng ông Sáu trở về nhà.

+Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chính là bức tranh cảm động về tình cha con vô cùng thắm thiết, thiêng liêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ của nhân dân ta.

+Với tình huống truyện đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu: đó là tình huống không chịu nhận cha của bé Thu và tình huống lúc ông Sáu làm cho con mình một chiếc lược ngà nhưng không thể đưa tận tay con gái mà trút hơi thở cuối cùng nơi chiến trường.

2. Thân bài cho đề phân tích tâm lí và tình cảm của bé Thu

  • Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước khi nhận cha

+từ lúc lọt lòng bé Thu vẫn chưa biết mặt cha, lên tám tuổi cô bé mới được gặp cha lần đầu, nhưng trước tình cảm dạt dào mà cha dành cho mình, thì cô bé lại tỏ ra bất ngờ, lạ lầm, xa lạ, “mặt tái đi” và chạy biến đi, gọi to “má! Má”Đó là tình huống không chịu nhận cha của bé Thu

+ Cô bé tỏ ra vô cùng ương bướng và lạnh nhạt với anh Sáu, nhất khoát không chịu gọi tiếng cha,

+ thể hiện qua cách giao tiếp trống không hàng ngày đối với cha mình “Vô ăn cơm/Cơm chín rồi/Con nói rồi mà người ta không nghe/ Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái”.

+Điểm nhấn của tình huống truyện là hình ảnh vết sẹo trên mặt anh Sáu, nút thắt của cả câu truyện.

  • Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước khi nhận ra cha

+ Sau khi được ngoại giải thích vì sao ba lại có vết “thẹo” như vậy, và cuộc sống của ba giữa chiến trường như thế nào, tâm trạng Thu vô cùng trăn trở “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” và  “Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi”

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

+ Giây phút cuối cùng được bên cha trước khi chia xa, thái độ và tâm lí của Thu hoàn toàn thay đổi, tình cha con được đẩy lên mức cao trào nhất, tiếng “Không!” dứt khoát của Thu không cho ba đi là thái độ thể hiện rõ ràng nhất.

+Hành động:“hai tay nó siết chặt cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”…hình ảnh đó làm mọi người xung quanh vô cùng xúc động dâng trào nước mắt

  • Tính cách của bé Thu

+ mạnh mẽ rạch ròi

+ ương bướng hồn nhiên của trẻ thơ

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tính của tác giả

+Diễn biến tâm lí của Thu từ trước khi nhận ra cha và khi nhận ra cha

3. Kết bài cho đề phân tích tâm lí và tình cảm của bé Thu

Ý nghĩa của tác phẩm Chiếc lược ngà

+Thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng, thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh

+Truyện thành công trong việc xây dựng tính cách mà miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tâm lí và tình cảm của bé Thu

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chính là bức tranh cảm động về tình cha con vô cùng thắm thiết, thiêng liêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ của nhân dân ta. Với tình huống truyện đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu: đó là tình huống không chịu nhận cha của bé Thu và tình huống lúc ông Sáu làm cho con mình một chiếc lược ngà nhưng không thể đưa tận tay con gái mà trút hơi thở cuối cùng nơi chiến trường.

Thứ nhất, hành động và diễn biến tâm lí của Thu trước khi nhận cha: từ lúc lọt lòng bé Thu vẫn chưa biết mặt cha, lên tám tuổi cô bé mới được gặp cha lần đầu, nhưng trước tình cảm dạt dào mà cha dành cho mình, thì cô bé lại tỏ ra bất ngờ, lạ lầm, xa lạ, “mặt tái đi” và chạy biến đi, gọi to “má! Má”. Hình ảnh người cha trước mặt và người cha trong ảnh mà cô bé vẫn hay được nhìn khác xa nhau hoàn toàn, khiến cô bé chưa kịp thích nghi.

Cô bé tỏ ra vô cùng ương bướng và lạnh nhạt với anh Sáu, nhất khoát không chịu gọi tiếng cha, điều này khiến anh Sáu vô cùng khổ tâm, sự ương bướng có chút lạnh lùng của cô bé thể hiện qua cách giao tiếp trống không hàng ngày đối với cha mình “Vô ăn cơm/Cơm chín rồi/Con nói rồi mà người ta không nghe/ Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái”. Câu nói của con khiến anh Sáu cười mà như mếu, có lẽ nỗi buồn đó làm anh không khóc nổi. Nhưng cao trào khiến nỗi buồn quá anh thành cực đoan là lúc ăn cơm, việc hất tung tóe bát cơm của bé thu khiến anh bột phát sự tức giận, anh đánh con và đó là điều mà anh không hề muốn, với tâm lí của trẻ con tất nhiên cô bé bỏ sang nhà ngoại. và ở đây cô bé đã hiểu vì sao mà ba lại có cái sẹo như vậy và cuộc sống gian khổ của ba như thế nào, điều này làm cô bé vô cùng áy náy, trăn trở.

phan tich dien bien tam li va tinh cam tinh cach cua be thu trong lan gap cha cuoi cung khi - Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông sáu về thăm nhà
Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông sáu về thăm nhà

Thái độ cũng như diễn biến tâm lí của Thu trong hoàn cảnh này hoàn toàn có thể cảm thông và thấu hiểu được, với một cô bé tầm bảy-tám tuổi thì những hành động của Thu là phù hợp với lứa tuổi của cô bé. Hành động và sự phản ứng của cô bé diễn ra ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt, cho ta thấy Thu là một cô bé vô cùng bướng bỉnh nhưng lại vô cùng ngây thơ, hồn nhiên. Nhưng tất cả người đọc đều không có trách cứ hay ghét nhân vật này bởi vì em đâu có hiểu được ba của hiện tại khách ba trong ảnh mà nổi bật nhất là vết sẹo dài, cô bé đâu biết rằng chính chiến tranh đã chia cắt hai cha con, cũng như mang lại nỗi đau thể xác cho cha mình. Vì tình yêu cha quá mãnh liệt, mà Thu mới có những phản ứng mạnh mẽ đến thế, em không thể chấp nhận được người cha hiện tại khác xa trong ảnh, người mà Thu vẫn mặc định là ba!

Điểm nhấn ở tình huống này chính là vết sẹo trên mặt anh Sáu, đây chính là nút thắt thể hiện tình cha con sâu nặng, ngoài ra nó còn tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa không chỉ mang đến nỗi đau thể xác mà còn mang lại nỗi đau tinh thần, chia cách bao gia đình…

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về nhân vật Robinson

Cao trào nhất của truyện chính là hành động và tình cảm của bé Thu khi nhận ra cha.

Sau khi được ngoại giải thích vì sao ba lại có vết “thẹo” như vậy, và cuộc sống của ba giữa chiến trường như thế nào, tâm trạng Thu vô cùng trăn trở “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” và  “Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi”. hình ảnh bé Thu ôm ghì lấy anh Sáu khiến cho mọi người xúc động không kìm được nước mắt, kể cả anh Sáu…

Giây phút cuối cùng được bên cha trước khi chia xa, thái độ và tâm lí của Thu hoàn toàn thay đổi, tình cha con được đẩy lên mức cao trào nhất, tiếng “Không!” dứt khoát của Thu không cho ba đi là thái độ thể hiện rõ ràng nhất

Tiếng hét của Thu như bộc phát hết tất cả nỗi niềm chất chứa trong lòng cô bé bấy lâu “hai tay nó siết chặt cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”…hình ảnh đó làm mọi người xung quanh vô cùng xúc động dâng trào nước mắt. tình cha con như vỡ òa cảm xúc trước giây phút chia li, sâu nặng và thiêng liêng biết bao.

Qua đây chúng ta có thấy được tính cách nhân vật bé Thu: đây là cô bé có cá tính mạnh mẽ, rạch ròi trong tình cảm nhưng lại vô cùng hồn nhiên ương bướng của lứa tuổi trẻ thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Nguyễn Quang Sáng đã đưa người đọc đi vào truyện một cách tự nhiên, chân thực. Đặc biệt là diễn biến tâm lí của bé Thu: Từ lúc bé Thu ngạc nhiên, ngơ ngác, hoảng hốt đến lạnh lùng ương bướng, để cuối cùng đó là sự dâng trào cảm xúc yêu thương do bị kìm nén quá lâu. Qua đó thể hiện được tác giả là một người vô cùng am hiểu sâu rộng tâm lí lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi trẻ em.

Chiếc lược ngà đã thể hiện vô cùng cảm động tình cha con sâu nặng, thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện cũng đã thành công trong việc xây dựng tính các và miêu tả diến biến tâm lí nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu.

Bài viết liên quan