Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh


Đề bài: Vào phủ chúa Trinh đã tái hiện đầy chân thực khung cảnh xa hoa nơi phủ chúa. Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh chị hãy phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác: Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nằm trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” mà tác giả Lê Hữu Trác đã viết năm 1782

2. Thân bài

  • Giá trị hiện thực thể hiện qua khung cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: vua Lê chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền lực chính trị rơi vào tay chúa Trịnh, mà chúa thì lại ăn chơi xa hoa, vô độ
  • Giá trị hiện thực thể hiện qua bệnh tình của thế tử và cách chữa bệnh của danh y Lê Hữu Trác: bệnh tình của Đông cung thế tử, người đọc liên tưởng tới tình trạng suy thoái của triều đình phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ

3. Kết bài

 Ý nghĩa của đoạn trích: Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến đương thời, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của mình

II. Bài tham khảo

Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nằm trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” mà tác giả Lê Hữu Trác đã viết năm 1782. Tác phẩm là những nội dung được ghi lại những điều mà tác giả tai nghe mắt thấy trong những lần được mời ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Đoạn trích là một phần phả ánh chân thực nhất cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phong kiến, đồng thời còn là một cách kín đáo thể hiện thái độ thờ ơ, coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác.

>> Xem thêm:  Tưởng tượng mình gặp người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và kể lại câu chuyện ấy
phan tich gia tri hien thuc trong doan trich chuyen cu trong phu chua trinh - Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở đầu đoạn trích là khung cảnh giàu sang, đẹp đẽ, xa hoa của phủ chúa Trịnh được miêu tả bằng cái nhìn trực tiếp của tác giả và bằng ấn tượng của nó trong lòng tác giả: “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít…” tác giả vốn những chỗ trong cấm thành đều đã từng biết nhưng riêng chỉ có phủ chúa là chỉ được nghe nói. Khi được đặt chân tới phủ chúa, tác giả mới thật thấy “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn đời thường!”. Vừa đi ông vừa khéo quan sát và để ý xung quanh, đi qua mấy lần cửa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”. Càng đi vào sâu bên trong sự ngạc nhiên của tác giả càng lớn: “một cái nhà lớn thật là cao và rộng…Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng…những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Đúng là cảnh lầu son gác tía, cung bạc lầu vàng ấy dân chúng chắc chỉ có thể thấy trong truyện thần tiên hoặc tưởng tượng ra. Vào trong phủ chúa, Lê Hữu Trác đã khái quát khung cảnh phủ chúa qua mấy câu thơ tức cảnh:

“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt…

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.”

Cảnh phủ chúa đã khác đời thường là vậy, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa lại càng khác xa. Lần đầu tiên trong đời, tác giả được dùng cơm bằng mâm vàng chén bạc, toàn của ngon vật lạ, tác giả không nêu cảm nhận của mình mà chỉ để các chi tiết ấy tự nêu lên ý nghĩa hiện thực của nó. Chế độ phong kiến đã rơi vào khủng hoảng, vua Lê chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền lực chính trị rơi vào tay chúa Trịnh, mà chúa thì lại ăn chơi xa hoa, vô độ. Trong khi dân chúng khắp nơi lầm than cơ cực, tiếng oán than vang khắp đất trời. Người người bất bình, phong trào khởi nghĩa nhân dân chống lại triều đình nổi lên khắp nơi.

>> Xem thêm:  Phân tích quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh

Nhận thức được bối cảnh đó, Lê Hữu Trác đã dứt khoát quay lưng với với con đường hoạn lộ đầy cám dỗ của danh lợi, phú quý. Đoạn văn miêu tả nơi cung cấm khá tỉ mỉ, vừa mang giá trị hiện thực lại chứa thái độ giễu cợt của tác giả. Qua việc miêu tả hình dáng và bệnh tình của Đông cung thế tử, người đọc liên tưởng tới tình trạng suy thoái của triều đình phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc nội dung tờ khải mà sanh ý Lê Hữu Trác nói về cách chữa bệnh cho thế tử ta lại thấy chứa đựng những nhận xét cực kì xác đáng về thực trạng của triều đình phong kiến đương thời và đưa ra phương thức chữa bệnh trầm kha ấy: “Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương, nên âm hỏa đi càn. Vì vậy bên ngoài thấy cổ trướng, đó là tượng trung ngoài thì phù, bên trong thì rỗng. Nên bổ tì thổ thì yên…”. Danh y Lê  Hữu Trác thừa sáng suốt kê ra một phương thuốc hòa hoãn cho thế tử vì sợ mình làm được kết quả ngay sẽ bị danh lợi ràng buộc.

Bằng tài quan sát và ghi chép tinh tế, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa. Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến đương thời, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của mình. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa tuy giàu sang phú quý hơn đời nhưng rốt cục cũng chỉ là cá chậu chim lồng, vào luồn ra cúi.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về hiện tượng học lệch

Bài viết liên quan