Phân tích hình ảnh “Đôi bàn tay T nú” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành -văn lớp 12


Đề bài: Phân tích hình ảnh “Đôi bàn tay Tnú” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Trong tác phẩm “Rừng xà nu” là câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật T nú, về con người có tư tưởng cách mạng vững vàng, một lòng yêu nước căm thù giặc, nợ nước thù nhà đã khiến cho T nú và bè lũ cướp nước, bán nước không bao giờ có thể đội trời chung.

T nú xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, đã là cậu bé mồ côi. Cha mẹ T nú mất trong một lần giặc vào càn quét làng Xô Man. T nú được cụ Mết và bà con trong bản nuôi lớn. Hình ảnh cậu bé T nú ngay từ khi còn nhỏ đã vô cùng kiên cường, gan dạ.

T nú và Mai thường chơi với nhau rất thân, những cô bé tuy nhỏ tuổi nhưng đã có tinh thần yêu nước, biết yêu quý các chiến sĩ cách mạng. T nú và Mai thường đưa cán bộ cách mạng băng qua rừng bằng những con đường tắt. Khi được anh Quyết dạy cho cái chữ Mai học rất nhanh, còn T nú học mãi không nhớ. Nên cậu bé lấy hòn đá nhọn đập vào tay mình cho chảy máu, để bắt mình phải ghi nhớ những lời mà anh Quyết dậy.

Qua chi tiết này, người đọc có thể cảm nhận được rằng T nú ngay từ khi còn nhỏ đã là một cộng sản con nhà nòi, có tinh thần vô cùng kiên cường, ý chí gan góc, không dễ đầu hàng khuất phục những khó khăn.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau trong bài thơ "Đò lèn" (Nguyễn Duy). "Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi."

Đôi bàn tay T nú là hình ảnh được tác giả Nguyễn Trung Thành nhắc đến vô cùng nhiều trong tác phẩm của mình. Từ khi con nhỏ đôi bàn tay đấy, đã cất giấu những bức thư của cách mạng rất khéo léo. Cậu bé T nú trở thành người thông tin viên, liên lạc viên cho quân đội cách mạng.

Khi lớn lên T nú bị giặc bắt đi bỏ tù mấy năm, sau đó T nú vượt ngục trở về làng Xô Man để gặp lại những người thân. Đôi bàn tay của T nú kiên trì, cần mẫn lấy đá trên đỉnh núi về cho dân làng mài giáo đánh giặc ngoại xâm.

Khi lớn lên T nú kết hôn với Mai và sinh ra một người con, nhưng bọn giặc tàn ác đã giết Mai và đứa bé. Chúng tra tấn T nú vô cùng man rợ, với những trận mưa đòn sắt, chúng bắt T nú phải khai ra phong trào cách mạng ở trong làng Xô Man, chúng muốn T nú làm chỉ điểm, nếu không chúng sẽ giết Mai và đứa nhỏ.

Lúc này đôi bàn tay T nú chỉ biết căm hận nắm chặt lấy gốc cây. Khi phải nhìn cảnh vợ con mình bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn. Nhìn cảnh tượng tra tấn man rợ đó, nhiều người đọc phải rưng rưng lệ.

Đau đớn phẫn uất nhưng T nú cắn răng không khai ra các chiến sĩ cách mạng đang nằm ở đâu, bởi T nú nhớ lời của cụ Mết đã dạy “Cán bộ chính là Đảng. Đảng còn thì núi non này còn”. Chính vì vậy, dù rất thương Mai và con trai mình nhưng T nú cương quyết không khai, cho tới khi Mai và đứa nhỏ bị đánh chết.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Nhìn cảnh tượng đó T nú căm hận lao tới ôm xác vợ con mà khóc. T nú không chịu đựng được nữa nỗi đau như xé lòng. Đôi mắt T nú như hai hòn lửa lớn chứa đầy lòng căm hận với bọn thằng Dục bán nước với lũ giặc ác ôn, cướp nước.

T nú xông ra đánh nhau với lũ giặc để giải cứu vợ con nhưng không còn kịp nữa anh đánh với bọn chúng cho tới khi lực tàn sức kiệt. Anh bị giặc bắt chúng ta tấn T nú vô cùng dã man nhưng T nú cứ trơ lì cương quyết không khai gì cả.

Tâm hồn anh đã chết theo cái chết của vợ con mình, thân xác anh như bị thiêu đốt bởi ngọn lửa căm thù. Nên anh không sợ gì cả. Chúng càng đánh anh càng trơ lì, không nói. Cuối cùng bọn chúng dùng nhựa xà nu làm mồi để đốt cháy mười đầu ngón tay anh, để bắt anh phải khai ra căn cứ bí mật của Đảng.

Nhìn đôi bàn tay mình cháy rực như ngọn đuốc T nú càng căm thù bọn thằng Dục, và bè lũ cướp nước nhiều hơn. Anh hận không giết được chúng, hận không cứu được vợ con, hận không trả được thù có bố mẹ. T nú cứ dương mắt lên nhìn đôi bàn tay mình cháy rực mà không nửa lời kêu than, cầu xin lũ ác ôn.

Hình ảnh đôi bàn tay của T nú sáng rực như ngọn đuốc khi bị tẩm nhựa xà nu thiêu đốt, đã trở thành một hình ảnh bất hủ, một bức tranh bi tráng vô cùng anh hùng, thể hiện khí phách của người chiến sĩ cách mạng, của những người con dân làng Xô Man kiên cường, bất khuất.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện (đoạn trích) "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng

Đôi bàn tay ấy đã trở thành điểm nhấn, tạo ra nỗi ám ảnh không thể nào quên được trong lòng người đọc. Trong giây phút đôi bàn tay T nú cháy lên như hai ngọn đuốc rực sáng, người đọc chỉ nghe được một tiếng thét lớn một tiếng vô cùng anh dũng “Giết”

Tiếp tới, là hình ảnh cụ Mết cùng toàn bộ dân làng Xô Man tay cầm súng ống, giáo mác xông lên, tiếng cụ Mết vang dội “Chém chém hết…”thằng Dục kẻ bán nước hại dân đã nằm gọn dưới lưỡi mác của cụ Mết

Ngay trong đêm đó, T nú đã tham gia lực lượng vũ trang rời xa dân làng, xa nơi gợi lại cho anh nhiều kỷ niệm đau buồn. Đôi bàn tay bị cụt mười đầu ngón tay dần dần cũng nguôi ngoai nhưng cứ nhìn vào nó T nú lại bị ám ảnh bởi cái chết của vợ con. Mỗi lần nghĩ lại anh càng căm hận kẻ thù nhiều hơn nữa.

Đôi bàn tay tuy bị cụt mười đầu ngón tay nhưng T nú vẫn có thể cầm súng giết giặc, vẫn làm được nhiều việc. Nó như một kỷ niệm buồn thôi thúc anh tiến lên phía trước đánh tan quân thù xâm lược giải phóng quê hương.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan