Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Nam Cao


Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Nam Cao

Bài làm

Nhà văn Nam Cao một là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều tác phẩm và trong mỗi tác phẩm của Nam Cao đều chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình. Với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Nam Cao không chỉ đi khai thác vào cuộc sống nghèo khó bế tắc của người nông dân lao động Việt Nam trước những năm cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra mà ông đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm của người nông dân khi bị chế độ, bị xã hội bần cùng hóa.
Sau khi sáng tác truyện ngắn "Chí Phèo" tên tuổi của nhà văn Nam Cao đã được nâng lên một tầm cao mới. Ông trở thành một nhà văn bậc thầy có vị trí riêng của mình trong nền văn học hiện đại cùng với nhiều tác giả nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, hay Nguyễn Công Hoan.

Nhân vật Chí Phèo sinh ra vốn là một thanh niên hiền lành chất phác nhưng gặp bất hạnh ngay từ khi mới sinh ra. Bởi Chí Phèo vốn là kẻ không cha, không mẹ. Chẳng ai biết cha mẹ ruột của Chí Phèo là ai, họ chỉ biết rằng một hôm có một bà đi chợ nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ con trong lò gạch cũ liền tìm thấy hắn. Sau đó cho nhà bác Phó Cối nuôi. Khi chí Phèo được bảy tám tuổi gì đó thì bác Phó Cối mất. Chí Phèo lại mồ côi lần nữa hắn đi ở đợ hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn sống qua ngày.

phan tich nhan vat chi pheo - Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

Hắn vốn là một con người hiền lành như cục đất, dù không có được học hành gì nhưng Chí Phèo là người có lòng tự trọng biết phân biệt đúng sai, có danh dự của riêng mình. Năm mười bốn tuổi Chí Phèo đi ở cho nhà Bá Kiến một gia đình có chức sắc có tiền của trong làng Vũ Đại. Năm mười bảy mười tám tuổi hắn cao lớn thành một chàng trai trưởng thành, bà vợ ba của lão Bá Kiến nổi tiếng lẳng lơ thường xuyên gọi Chí Phèo lên đấm lưng bóp vai cho mình. Những lúc như vậy Chí Phèo chỉ thấy nhục chứ chẳng thích thú gì. Nhưng lão Bá Kiến sinh ghen tuông mù quáng đã nuôi lòng ghen với Chí Phèo rồi lão vu oan cho Chí Phèo tống cổ hắn đi tù.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8.

Chí Phèo bị đi tù oan, hắn đi ra khỏi làng nhiều năm chẳng ai còn nhớ tới hắn. Rồi một ngày chừng bảy tám năm gì đó, hắn đột nhiên trở về làng Vũ Đại với một bộ dạng hoàn toàn khác. Cái áo mặc thì phanh ra, người nhiều vết xăm trổ, con mắt thì gườm gườm ai nhìn hắn cũng ái ngại không dám động tới. Một người nông dân hiền lành như cục đất nhưng đã bị xã hội bị cuộc đời xô đẩy biến thành một người hoàn toàn khác, thành một con quỷ dữ một người mà ai cũng phải khiếp sợ né tránh khi hắn đi qua. Chính nhà tù của bọn thực dân phong kiến đã xô đẩy một con người hiền lành lương thiện trở thành một người biến chất, một kẻ lưu manh bán linh hồn của mình cho quỷ dữ. Chí Phèo luôn biết Bá Kiến chính là người đã xô đẩy mình tới đường cùng. Nhưng vì tiền bạc nên hắn đã phải làm tay sai cho người đã hãm hại mình. Từ khi đi tù về Chí Phèo trở thành một kẻ hoàn toàn khác hắn đã thành một kẻ rạch mặt ăn vạ, chuyên đi đâm thuê chém mướn, một người đã phá tan hạnh phúc của biết bao gia đình, làm đổ máu và nước mắt nhiều người. Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã phản ánh vô cùng chân thực rất sinh động số phận một con người lao động hiền lành chất phác nhưng bị xô đẩy tới đường cùng, tới mức bán rẻ linh hồn của mình. Biến mình thành tay sai của ác quỷ thành một con người mà cả làng Vũ Đại ai cũng muốn tránh xa hắn. Hắn đã phá nhiều cơ nghiệp của nhiều người đập tan nhiều cảnh hạnh phúc, trong cơn say của mình Chí Phèo đã thật sự trở thành một con quỷ dữ, đánh mất lòng lương thiện của mình. Tất cả người làng Vũ Đại đều cảm thấy ghê sợ và khinh bỉ ghê sợ hắn. Ai cũng coi hắn như người bị bệnh hủi không ai dám va chạm với hắn. Mặt hắn có rất nhiều vết sẹo gạch dọc gạch ngang, như một con quỷ của làng vũ đại.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về tấm lòng của Cô - phi An - nan được thể hiện qua bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003

Sự tha hóa của nhân vật Chí Phèo chính là một lời tố cáo đanh thép của tác giả Nam Cao dành cho những chế độ phong kiến thực dân đã dồn con người tới nước đường cùng. Nhưng nếu nhà văn Nam Cao chỉ dừng câu chuyện ở đây sẽ không lột tả hết số phận của người dân, mà ông đã cho Chí Phèo một cơ hội làm người mới đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Chí Phèo và Thị Nở. Sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở đã mở ra cho cuộc đời Chí Phèo một trang sách mới. Hắn bị ốm Thị Nở đã mang bát cháo hành sang cho hắn. Một bát cháo hành thôi chẳng có gì nhưng lại thấm đẫm tình người, tính nhân văn, lòng bác ái khiến cho Chí Phèo tỉnh ngộ. Hắn chợt nhớ tới những ước mơ còn dang dở của mình. Ngày xưa hắn từng mong muốn có một mái ấm gia đình, có vợ có chồng cùng nhau sớm tối sum vầy trong nghèo khổ nhưng ấm áp tình yêu thương.

Trong khi Chí Phèo đang chênh vênh bên bờ vực giữa người và quỷ thì Thị Nở đã kéo Chí Phèo về lại làm người. Nhưng hạnh phúc quá ngắn ngủi, khi Thị Nở là một người hâm dở,  một người không có chính kiến khi bị bà cô của mình phản đối việc yêu Chí Phèo. Thị Nở đã tới nhà chửi Chí Phèo là đồ không cha không mẹ, chê bai hắn rồi đi về, khiến cho ước mơ trở lại cuộc sống bình thường của Chí Phèo vỡ tan. Hắn rơi xuống địa ngục. Trong cơn say hắn muốn trả thù hắn muốn chửi cho bà cô Thị Nở một trận, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đi tới nhà Bá Kiến. Hắn cảm thấy cuộc sống của mình không còn ý nghĩa gì nữa, khi nhìn thấy Chí Phèo, tên Bá Kiến nghĩ rằng Chí Phèo tới đòi tiền đi uống rượu như mọi lần nên ném cho hắn vài xu nhưng Chí Phèo không muốn lấy tiền. Hắn nói rằng "Ai cho tao lương thiện?" một câu hỏi làm người đọc ám ảnh rất nhiều. Đó là sự thức tỉnh trong tâm hồn của một con người tới tận cùng của nỗi đau. Trước kẻ thù của đời mình Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến rồi tự sát trong vũng máu. Cái chết của Chí Phèo chính là lời tố cáo tội ác đối với xã hội phong kiến thực dân đã chà đạp lên số phận người nông dân khiến cho người nông dân lương thiện trở nên mất dần đi nhân tính của chính mình.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều lớp 9

Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã được Nam Cao xây dựng như một lời tố cáo xã hội cũ đã bóc lột con người xô đẩy người dân lương thiện tới cảnh khốn cùng. Một con người hiền lành như Chí Phèo đã biến thành một kẻ tội phạm giết người trở thành một con quỷ khiến ai cũng phải xa lánh.  Với tác phẩm "Chí Phèo" nhà văn Nam Cao đã trở thành một nhà văn lớn với tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình và trong việc xây dựng hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài viết liên quan