Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu


Đề bài: Anh chị hãy phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Đây mùa thu tới” là bài thơ tiêu biểu cho nguồn cảm hứng dạt dào ấy, bài thơ không chỉ vẽ ra khung cảnh thiên nhiên những ngày chớm thu đẹp mà buồn mà còn bộc lộ những rung động, xao xuyến của nhân vật trữ tình.

2. Thân bài

– Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã gợi ra khung cảnh buồn với hàng liễu rủ bên hồ khi tiết trời sang thu

+ Những rặng liễu rủ trong cảm nhận của nhà thơ tựa như mái tóc dài của người thiếu nữ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”.

+  Rặng liễu thu buồn với những cành dài rủ xuống mặt hồ như mái tóc người con gái đứng chịu tan, lại vỡ òa thành những tiếc khóc và đọng lại thành những giọt nước mắt xót xa.

– Cảnh vật tuy buồn nhưng vẫn đẹp đẽ đến nao lòng, nhận biết những dấu hiệu sang thu ấy, người thi sĩ đã reo lên đầy náo nức:

+ “Mơ phai” lại gợi ra sắc vàng đầy tươi tắn, thanh nhẹ.

+ Không  gian rộng lớn đầy chất thu, thu về vạn vật như tươi sáng, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng thấm đượm một nỗi buồn khó có thể giãi bày.

3. Kết bài

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận và tài năng sáng tạo bậc thầy, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn nhà thơ Xuân Diệu như kéo cả mùa thu về cho đất nước, làm xao xuyến lòng người. Bức tranh mùa thu trong thơ Xuân Diệu đẹp đẽ, lãng mạn nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn trong cảnh vật và sự tái tê trong lòng người.

>> Xem thêm:  MS434 - Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

II. Bài tham khảo

Xuân Diệu là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Thơ Xuân Diệu nổi bật với tình yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời, với thiên nhiên. “Đây mùa thu tới” là bài thơ tiêu biểu cho nguồn cảm hứng dạt dào ấy, bài thơ không chỉ vẽ ra khung cảnh thiên nhiên những ngày chớm thu đẹp mà buồn mà còn bộc lộ những rung động, xao xuyến của nhân vật trữ tình.

Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã gợi ra khung cảnh buồn với hàng liễu rủ bên hồ khi tiết trời sang thu:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

phan tich kho tho dau trong bai tho day mua thu toi cua xuan dieu - Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Mùa thu vốn là nguồn đề tài quen thuộc trong thi ca, đến lượt mình Xuân Diệu một mặt kế thừa nguồn thi hứng bất tận ấy, mặt khác mang đến những nét mới mẻ về mùa thu. Mùa thu được thi sĩ Xuân Diệu cảm nhận qua hàng liễu đìu hiu với những cành lá rủ xuống mặt hồ. Có thể nói tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp láy âm (liễu-đìu-hiu- chịu, tang-ngàn hàng, buồn-buông-xuống) để tạo ấn tượng về hình ảnh thơ, đồng thời mang đến nhạc điệu buồn khiến cho nỗi buồn trong lòng người càng thêm lan tỏa.

>> Xem thêm:  Bài 32 - Bắc Sơn (trích hồi bốn)

Những rặng liễu rủ trong cảm nhận của nhà thơ tựa như mái tóc dài của người thiếu nữ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”. Hình ảnh thơ ấn tượng đến mức tái tê cõi lòng, rặng liễu không chỉ là loài thực vật vô tri nữa mà đã trở thành tiếng lòng của nhân vật trữ tình. Rặng liễu thu buồn với những cành dài rủ xuống mặt hồ như mái tóc người con gái đứng chịu tan, lại vỡ òa thành những tiếc khóc và đọng lại thành những giọt nước mắt xót xa.

Cảnh vật tuy buồn nhưng vẫn đẹp đẽ đến nao lòng, nhận biết những dấu hiệu sang thu ấy, người thi sĩ đã reo lên đầy náo nức:

Đây mùa thu tới- mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Hai câu thơ tiếp của khổ thơ đầu tiên như lời reo mừng hân hoan khi phát hiện thu đã về “áo mơ phai dệt lá vàng”.  Sắc vàng đã gắn liền với mùa thu, với sự phôi phai, tàn úa nhưng ở đây nhà thơ dùng “Mơ phai” lại gợi ra sắc vàng đầy tươi tắn, thanh nhẹ. Không  gian rộng lớn đầy chất thu, thu về vạn vật như tươi sáng, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng thấm đượm một nỗi buồn khó có thể giãi bày.

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận và tài năng sáng tạo bậc thầy, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn nhà thơ Xuân Diệu như kéo cả mùa thu về cho đất nước, làm xao xuyến lòng người. Bức tranh mùa thu trong thơ Xuân Diệu đẹp đẽ, lãng mạn nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn trong cảnh vật và sự tái tê trong lòng người.

Bài viết liên quan