MS129 – Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương


Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Bài làm

Nói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ ngay tới một cây bút trào phúng với nụ cười sắc sảo, mạnh mẽ đến quyết liệt. Nhưng trên thực tế, Tú Xương còn là một nhà thơ trữ tình đằm thắm, tha thiết. Điều thú vị là hai yếu tố tưởng chừng như tương phản kia lại kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn trong sáng tác của ông. Đây cũng là một nét đặc sắc nhất trong phong cách thơ Tú Xương. Vẻ đẹp độc đáo đó có lẽ được thể hiện rõ nhất qua bài thơ “Thương vợ”.

thuong vo tu xuong - MS129 - Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú. Vậy thì chỉ với 8 lòng thơ ngắn gọn, súc tích, Tú Xương đã nói được bao nhiêu điều. Sáu câu đầu tác giả dựng lên hình tượng người vợ, người mẹ Việt Nam. Hai câu để nói về những vất vả Cực nhọc của bà Tú nhưng đằng sau đó cũng hiện lên bóng dáng cuôc đời Tú Xương. Tú Xương là một người thông minh thiên bẩm, tài năng suất chúng nhưng lận đận trên con đường quan lộ. Là một người Đức tính sắc sác bản lĩnh cứng cọi, không bao giờ chịu gò mình trong trường quy. Chính vì vậy, bao nhiêu lần đi thi thì bấy nhiêu lần thất bại. Tuy nhiên Tú Xương vẫn miệt mài thi cử và dường như trong sự miệt mài đó có một phần mong muốn để tri ân với người vợ đã một đời bươm chải, lặn lội nuôi chồng con. Ông đã đã dừng diễn tả rất thật mong muốn "Bia đã bằng vàng che rang mặt vợ" nhưng rồi thời cuộc vẫn sản sinh ra một nhà thơ mới Tú Xương cho rằng mình rõ tích sự. Chính vì thế ông hiểu rõ hơn ai hết sự vật và, nỗ buồn chuyện bà Tú. Đó là một người vợ đám đang, thác vát:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng."

Ngay từ những câu thơ đầu, Tú Xương đã giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống của bà Tú: "Quanh năm" với ở "Nom sông" hai từ chỉ thời gian, không gian giúp chúng ta hình dung ra một hoàn cảnh làm việc thật khó khăn, vất vả của bà. "Quanh năm" là từ chỉ thời gian, liên tục kéo dài không ngừng không nghỉ, hết ngày này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác, ngày nào cũng như ngày nào, lặn lội ngược xuôi để mưu sinh không chút thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi dành cho bản thân mình. Đã đành thế nhưng công việc buôn bán này không được diễn ra trong điều kiện thuận lợi mà ngược lại vô cùng nguy hiểm nơi "mom sông"! Đây là phần đất ở bờ sống nhô ra phía sông song, nơi người làng chài thường hay tụ tập, mua bán. Địa điểm chênh vênh, đầu sóng ngọn gió, chứa đầy hiểm họa vậy mà quanh năm suốt tháng bà Tú phải làm ở nơi đó. Thật không dễ dàng! Không gian ấy càng khiến cho hình ảnh bà Tú trở nên nhỏ bé. Dù khó khăn vất vả đến mấy, bà Tú cũng không thể từ bỏ bởi bà phải mang trên vai gánh nặng của gia đình:

"Nuôi đủ năm con với một chồng."

Từ "đủ" ở đây là đủ ăn, đủ mặc, đủ sinh hoạt phí cho ông Tú. Bà không chỉ phải nuôi lũ con đông nheo chốc mà còn phải nuôi cả ông chồng. Tú Xương cũng tự nhận mình là một đứa con "đặc biệt" của bà Tú. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng bình rất hay về câu thơ đếm con, đếm chồng lạ lùng của Tú Xương:"Té ra ông chồng cũng bé bỏng như là lũ con nên cùng đếm ngang hàng với chúng nó. Ngoài ra, nhịp thơ 4/3 tách câu thơ làm hai vế, dường như là hai bên của chiếc đòn gánh đặt lên vai bà Tú: Một bên là năm con, một bên là ông chồng. Điều này cho thấy ông Tú nhận ra rõ gán nặng của mình dành cho vợ. Cách kết hợp số từ "một" "năm" cùng từ "con" vọng với dấu thanh bằng "chồng" thật đặc biệt với cách đếm thông thường. Ở đây Tú Xương đếm "năm" với một, từ 6 đoan vị thành hai đơn vị. Vậy là nuôi một mình ông khác gì với năm đứa con. Qua cách đếm cho ta thấy công lao to lớn của bà Tú: phải nuôi sáu miệng anh chưa kể bà. Cách đếm này thật cay đắng, bởi vì các thì đếm được còn chồng thì sao lại đếm. Khi hạ chừ một trước chừ chồng, ông Tú đã tự hạ mình ngang hàng với con. Ông cay đắng nhận ra rằng mình là một đứa con trong gánh nặng cần được bà nuôi và lo lắng. Lời thơ manh tính tự hào, nhà thơ vừa cười mình là một người chồng vô trách nhiệm vừa thể hiện sự biết ơn đối với công lao, sự cảm thông với nỗi khổ cực của vợ. Hai câu thơ tiếp theo giúp ta hiểu rõ hơn để đảm đang, gánh vác cái gia đình nặng trĩu ấy, bà Tú đã phải tải qua bao nỗi nhọc nhằn, cơ cực:

>> Xem thêm:  Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng sớm

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

" Lặn lội " là từ láy tượng hình gọi sự mò mẫm, là công việc khẳng định trước cho thấy hình ảnh người phụ nữ lận đận, gian nan, " Thân cò " gọi hình ảnh tội nghiệp, tần tảo sớm khuya, chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ hay lam hay làm. " Lặn lội thân cò " ở đây tác giả muốn đồng nhất thân cò với thân phận người vợ. Con cò trong ca dao lặn lội bờ sông, con cò trong thơ Tú Xương cũng thế. Nhưng con cò ấy không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mom sông mà còn xuất hiện trong cái rợn ngợp của thời gian. Chính vì vậy mà Tú Xương đã làm nổi bật được không gian, thời gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm đồng thời nhấn mạnh nỗi vất vả, gian nan của bà Tú qua đó gợi nỗi đau về thân phận. Với cấu trúc đảo ngữ và đối ngữ, nhà thơ đã tái hiện hình ảnh người phụ nữ nữ. đặc biệt đáng chú ý là giá trị biểu cảm sâu sắc của hình ảnh ẩn dụ " thân cô " trong ca dao, dân ca Việt Nam. hình ảnh" con cò " tượng trưng cho người phụ nữ VN vất vả, đảm đang " một nắng hai sương ". ở đây tác giả đã vận dụng rất độc đáo hình ảnh " thân cô " để nói về người vợ của mình. tú xương đã gắn hình ảnh bà Tú với hình ảnh người phụ nữ VN nhân hậu, đảm đang thời xưa:

"Con cò lặn lội bờ sông "

"Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non "

Tuy nhiên có điều sáng tạo, mới lạ trong ý thơ chính là " con cò " biến thành " thân cô ". Hình ảnh đó lại được đặt trên nền tảng của khoảng không gian tương phản " khi quăng vắng ". Đây là khoảng không gian tiềm ẩn bao nguy hiểm." Eo sèo " là từ láy tượng thanh gợi sự chen lấn, xô đẩy vì miếng cơm manh áo của chồng con mà nhiều khi phải rơi vào cảnh giành giật, mặc cả khi bán mua. " đà đồng " gợi về sự nguy hiểm. chỉ vì miếng cơm manh áo cho gia đình mà bà Tú đã quên đi lời dặn của mẹ:

>> Xem thêm:  MS96 - Viết thư gửi thầy giáo cũ mà em yêu quý

"Con ơi! Nhớ lấy câu này

Sông sâu chớ lội, đá đầy chớ qua "

Nghệ thuật đối giữa " quăng vắng " và " đà đồng " gợi về cảnh kiếm sống nguy hiểm, vất vả, chen chúc qua đó hiện lên sự hi sinh thầm lặng của bà Tú. sự cạnh tranh trong câu thơ thứ bốn không đến mức sát phạt nhau nhưng không thiếu lời qua tiếng lại bởi buổi đò đông đâu phải ít lo âu, nguy hiểm.

Cách sử dụng từ ngữ trong hai câu ba bốn được đặt trong thế đối nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau, cung nói về sự vất vả gian truân của bà Tú. Một bà Tú "con gái" nhà dòng " mà cùng phong trần, lấm láp như cù. Càng thương cho bà Tú hơn khi ta nói về âm hưởng của câu ca dao, bởi lẽ thân cò mong manh, yếu đuối ấy phải bàng qua tất cả không gian, thời gian, kể cả sông sâu cùng lội, độ đầy cùng qua. Song có lẽ điều khiến nhà thơ câm phục và xúc động nhất về người vợ chính là lòng nhẫn nại vô đức hi sinh.

"Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công”

"Duyên" là sự kết hợp đẹp đẽ, là căn nguyên để vợ chồng lấy nhau. "Nợ" là trách nhiệm phải trả. Những thành ngữ quen thuộc được nhà thơ vận dụng một cách nhuần nhuyễn để diễn tả bao nét đẹp trầm ổn trong tâm hồn người vợ "một duyên hai nợ". Việc bà Tú lấy ông Tú là do duyên nợ nhưng duyên chỉ có một mà nợ có đến hai. Ông Tú đã tự coi mình là cái nợ cùa bà Tú, một người chồng vô tích sự. Vì ông mà bà Tú phải thêm vất vả, có lần Tú Xương nói:

"Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ. "

Đối với ông, bà Tú lấy ông là một điềm lỡ, đã lỡ " duyên trăm năm ông nguyệt se tơ kiếp này đã lỡ ". Nhưng bà Tú vẫn nhằn nhịn không càn trách một câu. Vì vậy ông đành phận " cam chuyện bởi số mệnh, chấp nhận số phận. Bà không hề phàn nàn kêu ca " Dám là thái độ không nề hà, hết lòng hi sinh cho cuộc sống của chồng con. Đây là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

"Miếng nạc thì để phần chồng

Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con "

Thành ngữ " năm nắng mười mươi " sử dụng lối nói tăng cấp, diễn tả những vất vả, cực nhọc mà bà Tú phải chịu để đảm bảo vai trò trụ cột gia đình. Số từ một, hai, năm, mười như nhấn mạnh cái nặng nề phải chịu đựng của bà Tú. Câu thơ như trĩu xuống ở chữ phận.

Không có tấm lòng, không có sự thấu hiểu những vất vả, bon chen mà người vợ phải trải qua thì không thể nào gợi ra được một cách chân thực hình ảnh của một bà Tú như vậy. Nhất là khi chúng ta đặt trong truyền thống, rất hiếm khi viết về các bà vợ của văn học trung đại. Đằng sau mọi lời thơ, hình ảnh đương như ẩn chứa một cái nhìn dõi theo người chồng. Đó là thái độ khi thì xót xa thương cảm, khi thì lo lắng thở dài, khi lại từ trào, thậm chí phải vất vả bật thành tiếng cười.

>> Xem thêm:  MS79 - Cảm nghĩ về mẹ

Thương vợ, thương cho phận đời nữ nhi phải sắm vai trụ cột, Tú Xương tự trách bản thân mình và thông qua đó cũng nói lên tiếng chửi vừa cay đắng vừa phẫn nộ:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Ông chửi thói đời tức là những nếp nghĩ đáng chê trách, mặc nhiên cứ được công nhận. Chính cái tập tục phong kiến bất công của Nho giáo đã không cho ông Tú được thương vợ mình một cách thiết thực. Dẫu muốn, ông làm sao có thể lam lũ, lặn lội cùng bà Tú và lại càng không thể dính vào việc buôn bán " eo sèo ". Dẫu muốn thì một ông đồ nho cũng không thể học theo kiểu dân dã, vợ chồng bình dị, sẵn sàng chia sẻ mọi công việc hằng ngày trong dân gian:

"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cáy, con trâu đi bừa "

Vậy nên ông tự trách mình "có chồng hờ hững cũng như không ". Đằng sau tiếng chửi mình, chửi đời, chửi xã hội ấy ta thấy những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm trạng phẫn uất, của bi kịch Tú Xương bật ra qua câu chữ. Bởi chữ Hán đã đến ngày mạt vận, thi cử bị đảo lộn những giá trị thực, thế là cả đời đi thi không nghề nghiệp, rốt cuộc dắt lưng được cái " Tú tài " trơ thành vô tích sự tuyệt đối thế nên tâm sự dồn nén, phần uất trào ra qua tiếng chửi. Đó đâu chỉ là bi kịch của Tú Xương mà còn là bi kịch dở dang của một thế hệ.

Hai câu cuối cho thấy được chân dung của ông Tú: tài học, trung thực, thương vợ, ăn năn hối hận vì đã không làm được gì cho vợ con và gia đình. Điều đó thể hiện nhân cách cao đẹp của ông.

Bằng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực, mộc mạc, chân thành mà sâu sắc, mạnh mẽ. Thành công nhất của bài thơ là xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo. Có thể nói " Thương vợ " là bài thơ tuyệt bật của Tú Xương viết về vợ. Hình ảnh của bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tần tảo trong một gia đình đông con. Đức hy sinh, sự cảm chịu của bà Tú càng làm cho ông Tú thương vợ và kết hôn hơn. Tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và đức hy sinh cao đẹp của bà Tú. Qua lời tự hào, ta thấy được vẻ đẹp, nhân cách, tâm sự và đặc biệt là tài năng của nhà thơ.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Lớp 11A4 – Trường THPT Lý Nhân Tông, Việt Yên, Bắc Giang

Bài viết liên quan