Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du thông qua tác phẩm ‘Truyện Kiều”- Văn 10


Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du thông qua tác phẩm ‘Truyện Kiều”.

“Truyện Kiều” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu và điển hình cho các tác phẩm đặc sắc của mọi thời đại. Và để có được sức sống lâu bền đó thì chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật mà Nguyễn Du dụng công thể hiện nhất là qua đoạn trích “Trao duyên”

Trước hết, khi để nói về nghệ thuật miêu tả trong quan niệm của Tố Như- đó là một con người cũng như bao nho sĩ đương thời cũng như đã phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Có thể nói các nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng lên đều mang trong mình đỉnh cao của chân, thiện, mỹ dường nư lại đều được khắc họa bằng hàng loạt điển cố với bút pháp ước lệ.

Có thể nhận thấy rằng chính trong đoạn trích “Trao duyên” khi mà nhân vật Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha, nàng dường như cũng đã nghĩ tới người đã cùng mình thề non, đó là lời hẹn biển là Kim Trọng. Và chính với đoạn trích này thì đã thể hiện được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật một cách rõ nét nhất. Và đoạn trích như đã thể hiện sự giằng xé nội tâm sâu sắc của Thúy Kiều.

Người đọc sẽ vẫn thấy được những câu thơ như miêu tả nói lên trong đêm tối cô liêu tĩnh mịch, một mình Thúy Kiều cung với ngọn đèn hưu hắt, áo đẫm ướt giọt lệ. Lúc này nhân vật Thúy Kiều sống trong tâm trạng mặc cảm và trong cả sự tự ti trong lòng vô cùng nhiều suy nghĩ lo toan. Có thể thấy được trước sự phũ phàng rằng ngày mai đây thôi nàng dường như cũng sẽ thuộc về người đàn ông tên là Mã Giám Sinh. Thúy Kiều cảm thấy mình là một tội nhân làm nên một cuộc tình dở dang cho Kim Trọng.

>> Xem thêm:  Nghị luận về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Trời Liêu non nước bao xa,

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!

Biết bao duyên nợ thề bồi,

Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì?

Thúy Kiều lúc này lại như mang được tâm trạng mặc cảm vì mình là người bội ước, nên vô cùng giằng xé nội tâm. Và có thể thấy rằng trong cảnh gia đình gặp nguy biến để cứu cha và em trai nàng thì nàng không còn sự lựa chọn nào khác.Có lẽ chính bởi vậy mà việc trao duyên cho Thúy Vân là lựa chọn duy nhất và cũng rất đỗi khó khăn mà Thúy Kiều nghĩ ra được trong lúc này.

Tuy nhiên, cho dù có nói sao cho Thúy Vân nhận lời, và phải nói sao cho em không trách nàng. Khi mà bởi chuyện tình cảm là chuyện vô cùng khó lường trước, không phải muốn là được. Huống hồ đó lại chính là một cảnh tình chị duyên em xưa nay người đời chẳng ai muốn.

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai.

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.

Nguyễn Du dường như cũng đã vô cùng tài tình khi miêu tả tâm trạng đau khổ tới tận cùng của nhân vật Thúy Kiều lúc này. Và khi nghĩ tới người yêu của mình giờ này thì như vẫn đang ở nơi xa xôi giải quyết việc gia đình mà không hay biết duyên tình đã đôi người đôi ngả. Nó còn được xem là món nợ ân tình mà Thúy Kiều mang nặng với Kim Trọng.

>> Xem thêm:  Soạn bài Nguyễn Trãi

Tâm trạng của Thúy Kiều như thấy cũng tội nghiệp cho chính bản thân mình vì ngày mai, ngày mà cuộc đời nàng sẽ đi về đâu bản thân nàng cũng không hề biết trước nữa, thật đáng buồn thương.

Và ta như có thể thấy được trong trích đoạn “Nỗi thương mình” kể về Thúy Kiều sau khi Mã Giám Sinh đã bỏ tiền mua kiều hắn ta đã đưa Thúy Kiều tới lầu xanh bán cho Tú Bà. Và lúc đó Thúy Kiều như đã lại thật quyết liệt chống lại âm mưu xấu xa, tàn ác của bọn buôn người nhưng không thành công. Nàng đã tự tử nhưng lại được cứu sống.

Trong lúc đó, nàng Kiều cũng chỉ vì ngây thơ cả tin nên bị Sở Khanh lừa rồi lại bán vào lầu xanh bắt làm gái làng chơi. Nàng Kiều lại phải tiếp khách mua vui cho người khác. Đó là những sự tủi nhục cay đắng trong đoạn trích này tác giả Nguyễn Du dường như cũng đã vẽ lên một bức tranh lầu xanh ong bướm lả lơi, những tiếng nhạc, chén rượu mua vui, những nụ cười giả dối trên môi.

Nhưng có thể thấy được ẩn chứa bên trong là tâm trạng nát tan, rối bời của người con gái tài sắc, nhưng nàng lại đã phải sống cảnh bùn lầy, nhơ nhuốc. Lúc này đây nhân vật Thúy Kiều muốn uống cho say, không tỉnh dậy nữa. Những nửa đêm khi rượu tan, tiệc tan thì lúc này nàng giật mình tỉnh giấc, nghĩ lại số phận mình càng cảm thấy bẽ bang và như đau đớn biết bao nhiêu:

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Và cũng chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi đó thôi mà dường như tác giả Nguyễn Du đã phác họa lên bức tranh lầu xanh thật sựám ảnh cho người đọc. Đó chính là nơi mua bán thân xác con người.

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Ta lại như nhận ra được điệp từ mình được tác giả Nguyễn Du sử dụng vô cùng tinh tế và đặc sắc. Điều nà cũng như đã thể hiện sự cô đơn bẽ bàng của Thúy Kiều, khi đối diện với chính mình giữa đêm tối. Ta như thấy được cả những tâm trạng nàng nặng trĩu, buồn chán, thê lương nhất là trong cảnh vật về khuya thanh vắng càng làm cho lòng của mỗi người thêm hiu hắt đớn đau.

>> Xem thêm:  Phân tích câu ca dao: Làm trai cho đáng sức trai... lớp 10 hay nhất

Có lẽ chính tâm trạng tự thương mình là điểm chủ đạo trong đoạn trích này thì nhân vật Thúy Kiều từ một cô gái con nhà gia giáo lại còn có người yêu xứng đôi vừa lứa. Và hơn hết lẽ ra với kiều thì tương lai phơi phới vẫy gọi vậy mà phút chốc đã biến thành một cô gái lầu xanh, phải đi mua vui cho người khác, bị bán qua tay người này tới người khác như một món hàng vậy.

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Thật sâu sắc với hai câu thơ kết thúc thể hiện tâm trạng cô đơn đau khổ tới tận cùng của Thúy Kiều. Khi đó dường như nàng chỉ còn sống với những nỗi đau trong lòng mình. Tác giả Nguyễn Du thật tinh tế và phải phải vô cùng thấu hiểu, giàu lòng nhân đạo mới có thể viết lên những câu thơ như thấm đầy nước mắt nhiều xúc động tới vậy. Nguyễn Du quả thực thật sự xứng đáng là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong thơ ca trung đại.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan