Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng


Đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài làm

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm xuất sắc viết về tình cảm cha con – một đề tài vô cùng quen thuộc nhưng lại thấm đẫm tinh thần nhân văn sâu sắc. Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" tác giả cũng muốn thể hiện rõ thái độ của mình với tội ác chiến tranh mà giặc đã gây ra.

Truyện xoay quanh nhân vật chính là ông Sáu cùng con gái của ông là bé Thu. Cuộc chiến tranh xảy ra liên miên ông Sáu tham gia kháng chiến từ khi bé Thu mới chào đời. Trong suốt nhiều năm ông Sáu không về nhà ông gặp con mình và con bé Thu cũng không được nhìn thấy mặt cha. Nó chỉ thấy hình ảnh của cha qua bức ảnh mà thôi. 

phan tich nhan vat ong sau - Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích nhân vật ông Sáu 

Một lần bị thương nặng để lại trên gương mặt ông Sáu những vết sẹo vô cùng khó coi. Rồi ông được nghỉ phép ba ngày về thăm gia đình vợ con. Ông Sáu vui lắm bởi đã lâu không về nhà. Đặc biệt ông rất nhớ con gái của mình mong ngóng từng giây từng phút tới khoảnh khắc hai cha con được gặp nhau. Ngày ông Sáu tham gia kháng chiến con gái nhỏ của ông còn chưa đầy một tuổi. Nhưng nay về thì nó đã chừng tám chín tuổi rồi. Một người cha như ông Sáu làm sao không mong muốn được nhìn thấy con một lần, được ngắm con gái mình trưởng thành được nghe tiếng ba thân thương. Đó là một ước mơ giản dị nhưng lại khó vô cùng bởi chiến tranh chính là một bi kịch lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Ngày ra đi ông Sáu là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, nhưng chiến tranh, sương gió, bom đạn làm ông già dặn đi nhiều, khuôn mặt có những vết sẹo không thể còn đẹp trai và dễ nhìn như trước. Nên trong giây phút gặp bé Thu ông mừng rỡ ôm lấy con mình, thì nó lại lảng tránh ông, gỡ bàn tay ông đang ôm nó ra và chạy vào nhà gọi má thật lớn. Chiến tranh đã làm thay đổi hình dáng bên ngoài của ông . Nó đã làm cho con gái của ông không nhận ra cha của mình, một người cha mà bé Thu luôn mong đợi, nhớ nhung và mơ ước được gặp gỡ. Bé Thu đã đối xử với cha mình một cách lạnh lùng khác hẳn với dự đoán và niềm mong chờ háo hức khi được gặp con của ông Sáu khiến ông cùng thất vọng.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phát huy như thế nào để là một đoàn viên

Trong những ngày ở nhà ông Sáu đã tìm cách gần gũi với con mình, nhưng con bé Thu luôn lảng tránh, thấy má bảo ra gọi bà Sáu vào ăn cơm con bé chỉ ra ngoài sân rồi nói trống không với ông Sáu rằng "Vô ăn cơm" hành động của bé Thu vừa thể hiện sự phản kháng ngỗ ngược, và thể hiện cá tính bướng bỉnh gai góc của con bé. Dù bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha của mình, nhưng ông Sáu vẫn luôn yêu thương con muốn dành tình cảm tốt đẹp nhất cho con mình. Ông thường tìm cách gần gũi con, trong bữa ăn ông Sáu gắp thức ăn cho bé Thu nhưng con bé lại không nhận tình yêu thương đó. Nó vùng vằng làm cho miếng thức ăn bà ông Sáu gắp sang chén cơm của nó rơi xuống đất. Ông Sáu giận lắm bởi con bé Thu đã lãng phí thức ăn trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nghèo khó. Nên ông Sáu đã đánh vào mông nó một cái, bé Thu không khóc mà buông bát cơm ăn dở đi sang nhà bà ngoại chơi. Nó không muốn về nhà không muốn gặp mặt ông Sáu, phản ứng của bé Thu là ông Sáu đau khổ nhiều lắm. Một người cha thương con, luôn mong ước ngày đoàn viên được gặp gỡ con gái thân thương của mình. Sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng ông đã đoàn tụ với con mình. Nhưng mọi thứ thật khác xa với ông Sáu tưởng tượng. Bé Thu không nhận ông làm cha, nó cự tuyệt mọi tình cảm của một người cha dành cho nó, còn gì đau khổ và chua xót hơn. Nhưng cũng chính trong buổi tối hôm đó, khi bé Thu ngủ lại bên nhà bà ngoại đã tháo gỡ được nút thắt trong lòng nó, khi con bé Thu nghe bà tâm sự về nguyên nhân của những vết sẹo trên khuôn mặt của ba mình. Ông Sáu đã hy sinh vì dân vì nước, hy sinh để bảo vệ những người thân yêu của mình trong đó có bé Thu và những người thân trong gia đình mình. Tình cảm mà ông Sáu dành cho con gái của mình vô cùng da diết thể hiện tình cảm mãnh liệt của một người cha đối với đứa con nhỏ bé của mình. Ông Sáu là một cha thương con, một người chiến sĩ cách mạng anh dũng sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ quê hương đất nước đó là tấm lòng yêu nước đáng quý, đáng trân trọng của một người dân Nam Bộ.

>> Xem thêm:  Giới thiệu tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy

Tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng khai thác về đề tài người lính về tình cảm cha con phụ tử trong thời kỳ chiến tranh vô cùng xúc động, khiến cho người động vô cùng ấn tượng. Ngày ra đi của ông Sáu cũng đã tới ông phải lên đường trong giây phút chia ly bé Thu đã ôm chặt lấy cha mình và không cho ông Sáu đi, con bé thương cha của mình nó sợ ông Sáu lại phải chịu những vết thương chiến tranh. Ông Sáu ra đi nhưng lúc nào cũng nhớ tới lời dặn dò của con gái mình rằng "ba nhớ mua cho con chiếc lược nghe ba". Sau những trận đánh ác liệt ông Sáu đã dành thời gian làm cho con gái của mình một chiếc lược ngà, ông dành trọn tình cảm của mình trong đó. Khi ông Sáu hy sinh trước khi nhắm mắt ông đã gửi lại chiếc lược của mình cho ông Quang bạn của mình gửi lại cho bé Thu và nói với nó rằng ông yêu nó. Tình cảm cha con của ông Sáu dành cho bé Thu không gì có thể so sánh được.

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh, trong đó nhân vật ông Sáu đã đọng lại trong trái tim người đọc nhiều cảm xúc về một người cha thương con, một người chiến sĩ cách mạng anh dũng.

>> Xem thêm:  Đề số 6: Chứng minh “Thơ Bác đầy trăng” như nhận định của nhà văn Hoài Thanh.

Bình Minh

Bài viết liên quan