Phân tích văn bản Cô Tô


Phân tích văn bản Cô Tô

l. Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển bằng một chuỗi những hình ảnh so sánh:

–  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

–  Mặt trời… tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng khiến nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…

Những hình ảnh so sánh vừa chính xác vừa độc đáo đã tạo ấn tượng về một bức tranh thiên nhiên với một vẻ đẹp tinh khôi, tráng lệ và rực rỡ.

–  Tác giả còn sử dụng những từ ngữ miêu tả không chỉ chính xác mà còn giàu giá trị tạo hình như tròn trĩnh, phúc hậu, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ, màu ngọc trai, ửng hồng, chất bạc nén,… kết hợp cùng những hình ảnh liên tưởng so sánh độc đáo.. Tất cả đã thể hiện một khả năng quan sát tinh tế, sự liên tưởng mạnh mẽ cùng một vốn ngôn ngữ phong phú, tài hoa của tác giả,

II. Bức tranh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô được miêu tả qua các chi tiết:

–  Quanh cái giếng nước ngọt: sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhỏ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

>> Xem thêm:  Kể một kỉ niệm với thầy giáo (hay cô giáo) của em

–  Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sắp đổ nước ngọt vào.

–  Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi đề về.

Những chi tiết trên gợi ra một cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập. Bên cạnh đó còn là một nhịp sống thanh bình, yên ả sau cơn bão: Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Hình ảnh người vợ và đứa con chính là hình ảnh của một bến đỗ bình yên chờ đợi người chồng trở về, một thứ hạnh phúc bình dị mà vô cùng quý giá.

1. – Trong đoạn đầu bài văn, tác giả tả bao quát cảnh vùng đảo Cô Tô, làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, rạng rỡ của cảnh vật sau cơn bão (HS tìm nêu những chi tiết, hình ảnh được miêu tả).

– Ở đoạn văn này tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng để làm nổi bật vẻ đẹp tươi sáng của cảnh vật như: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, đậm đà, vàng giòn. Các tính từ này đều là từ ghép hoặc từ láy có hai âm tiết, diễn tả rất tinh tế các trạng thái của sự vật, các từ lam biếc, vàng giòn là những từ có tính sáng tạo của tác giả để diễn tả phối hợp hai sắc thái của cùng một sự vật.

>> Xem thêm:  Hãy kể lại một trận đá bóng giao hữu giữa đội bóng lớp em và một đội bạn

2.    a) Cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian từ lúc mặt trời mọc và trên nền cảnh không gian rộng lớn của bầu trời, mặt biển.

b)    Đoạn văn có một hình ảnh so sánh kép: “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm… mâm bạc… như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh”. Hình ảnh so sánh này vừa gần gũi, quen thuộc, dễ hình dung (lòng đỏ quả trứng, mâm lễ phẩm), lại chính xác và độc đáo.

c)    Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả giàu tính tạo hình và sắc thái biểu cảm, in đậm dấu ấn sáng tạo của Nguyễn Tuân. Ví dụ: nhú lên, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ, hửng hồng.

3.    Cảnh tấp nập quanh giếng và những đoàn người gánh nước giếng lên, xuống thuyền gợi đến hình ảnh tấp nập của một cái bến và đông đúc của một cái chợ. Nhưng cảnh sinh hoạt và lao động quanh cái giếng nước ngọt vào một buổi sớm mai ngoài đảo lại gợi ra cảm giác đậm đà, mát mẻ. Đó là cái đậm đà của cuộc sống thanh bình giữa đảo khơi, cái mát mẻ của dòng nước ngọt và của không khí buổi sáng mai trên vùng biển, nó khác với cái tấp nập, ồn ào, có khi ngột ngạt của những cái chợ trong đất liền.

>> Xem thêm:  Tả một ngày mùa đông mưa phùn

Bài viết liên quan