Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh

Bài làm

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh – Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền thi ca nước ta. Nhà thơ để lại cho diễn đàn thi ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay đặc sắc. Nhưng chủ yếu nữ thi sĩ viết về đề tài tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng có một bài thơ viết về tình cảm gia đình, tình bà cháu được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh viết bằng rất nhiều cảm xúc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc lắng đọng. Đó chính là bài thơ "Tiếng gà gáy trưa"

Bài thơ được Xuân Quỳnh viết với thể thơ khá quen thuộc thể thơ tự do năm tiếng thể hiện tình cảm bà cháu vô cùng sâu sắc với những kỉ niệm bình dị nhưng khó quên trong ký ức tuổi thơ.

" Cục… cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ

Trong khổ thơ đầu tiên thể hiện một ký ức khó quên của một người lính đã trưởng thành, trên đường đi hành quân nghe tiếng gà gáy trưa,  người chiến sĩ chợt nhớ về tuổi thơ, nhớ về những kỉ niệm với người bà thân yêu của mình. Điệp từ "nghe" được tác giả Xuân Quỳnh nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thể hiện nỗi xúc động của người lính khi nghe thấy tiếng gà gáy giữa buổi trưa. Người lính đó không chỉ nghe thấy bằng thính giác mà nghe bằng cả trái tim của mình, bằng cả những ký ức tuổi thơ nghẹn ngào.

>> Xem thêm:  Soạn bài các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

cam nghi tieng ga gay trua - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh

Tiếng gà gáy làm cho người chiến sĩ khi đang hành quân ở một nơi xa chợt nhớ về  người bà với những hình dáng thân thuộc. Những kỉ niệm tuổi thơ làm cho người chiến sĩ  cảm thấy  vô cùng ấm áp, tràn ngập niềm vui. 

Tiếng gà trưa 
Có tiếng bà vẫn mắng:
Gà đẻ mà mày nhìn 
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi 
Lòng dại thơ lo lắng 
Tiếng gà trưa 
Tay bà khum soi trứng 
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp 

Trong khổ thơ tiếp theo này tác giả Xuân Quỳnh đã nhắc tới hình ảnh người bà với những kỉ niệm vô cùng gần gũi giản dị, về một con người nông dân hiền lành chất phác. Người bà trong bài thơ có những suy nghĩ của những người nông dân hiền lành lương thiện ngày xưa thường gắn bó với những phong tục tập quán. Những nét văn hóa mà chỉ có người dân Việt Nam chúng ta mới có.

Bà thấy người cháu nhìn gà đẻ nên lo lắng sợ sau này cháu trai của mình bị lang mắt, không đẹp trai nữa nên mắng yêu. Những lời mắng thể hiện tình cảm sâu sắc bà dành cho cháu. Dù những lời bà nói chưa có khoa học nào chứng minh cả chỉ là nếp sống, nếp nghĩ của những người nông dân Việt Nam ta thời xưa mà thôi. Nhưng bà vẫn nhắc nhở cháu của mình bởi bà thật sự mong cháu có một tương lai tốt đẹp hơn.

>> Xem thêm:  Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó

Cứ hàng năm hàng năm 
Khi gió mùa đông tới 
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối 
Để cuối cùng bán gà 
Cháu được quần áo mới

Trong khổ thơ tiếp theo của bài thơ "Tiếng gà gáy trưa" nhà thơ Xuân Quỳnh đã nói lên những nhọc nhằn lam lũ mà người bà đã phải chịu để cho cháu trai của mình có một cuộc sống đầy đủ ấm no hạnh phúc.
Những lo toan của bà khi mùa đông tới, những cơn gió mùa đông Bắc thổi về làm cho những con gái mái  mơ của bà chịu nhiều rét mướt. Bà lo lắng sợ cho gà không chịu được lạnh giá chẳng may nó chết sẽ chẳng có trứng gà bán, lấy đâu ra tiền mua quần áo mới cho cháu . Bà lo lắng rất nhiều, mong thời tiết đừng quá khắc nghiệt để đàn đàn bà của bà được khỏe mạnh bà có thêm thu nhập chăm sóc cháu được đủ đầy hơn.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Trong khổ thơ này thể hiện nỗi niềm vui mừng phấn khởi của người cháu khi được bà mình mua cho những bộ quần áo mới để mặc trong mùa đông. Niềm vui niềm hạnh phúc của người cháu khi được hưởng tình yêu thương che chở từ người bà của mình.

Bà đã thay bố mẹ, chăm sóc nuôi dưỡng người cháu. Lo lắng cho người cháu một cuộc sống vô cùng đầy đủ để được như vậy bà đã phải trải qua nhiều lo lắng gian khổ nhiều lo toan trong cuộc sống.
Dù bộ quần áo bà mới mua cho người cháu là một bộ quần áo rộng quá mức nhưng người cháu vẫn vui mừng lắm bởi cảm nhận được sự yêu thương của bà 

>> Xem thêm:  Bài 16 - Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ "Tiếng gà gáy trưa" tác giả Xuân Quỳnh đã vô cùng khéo léo và tinh tế khi nhấn mạnh chữ "vì" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần Người cháu tham gia kháng chiến vì tình cảm với quê hương đất nước, vì muốn bảo vệ những rổ trứng gà của bà, bảo vệ những người thân yêu như bà của mình. Đó là tình cảm rất nhân văn ấm áp tình yêu thương dành cho gia đình người thân ruột thịt. Bởi mỗi người lính bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ quê hương bờ cõi của đất nước khỏi kẻ thù. Họ cũng đang làm nhiệm vụ cao cả hơn đó chính là bảo vệ người thân yêu ruột thịt của mình. Bởi trong hình bóng quê hương, tổ quốc luôn có những người thân thương của chúng ta trong đó.

Bài thơ "Tiếng gà gáy trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ hay viết về tình cảm gia đình ,viết về những kỉ niệm tuổi thơ giữa bà và cháu bằng những cảm xúc giản dị chân thực khiến người đọc vô cùng xúc động và ấn tượng sâu sắc.


 

Bài viết liên quan