Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em thích nhất lớp 7 (Cảnh Khuya)


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em thích nhất lớp 7: bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

Bài làm

Đối với bản thân em, em cho rằng Hồ Chí Minh là nhà thơ đặc biệt nhất trong số các nhà thơ Việt Nam bởi tuy rằng Người không hướng đến con đường nghệ sĩ nhưng tâm hồn nghệ sĩ lại luôn thúc đẩy Người sáng tác. Vì vậy những bài thơ của Hồ Chí Minh như viên ngọc quý giá vô tình rơi xuống nền văn học đồ sộ của nước ta. Bài thơ “Cảnh khuya” là tác phẩm văn học em thích nhất:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” lấy bối cảnh thực tế khi Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng ở cứ đại Việt Bắc. Chính thiên nhiên tuyệt diệu của đêm trăng núi rừng Việt Bắc đã khơi gợi cảm hứng cho Hồ Chí Minh viết lên bài thơ này. Bài thơ như một khúc ca ngọt ngào và suy tư của Hồ Chí Minh những năm cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, gian khổ.

Bài thơ “Cảnh khuya” ấn tượng với em bởi không gian đêm trăng núi rừng vừa hoang sơ vừa gần gũi, vừa hùng vĩ vừa trữ tình, thơ mộng. Hai câu thơ đầu tiên đã lột tả bức tranh ấy:

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

Nghe như có tiếng suối luồn qua đá cuội, đá tảng ở thượng nguồn chảy qua lưng chừng ngọn núi và từ đâu đó không xác định dội về qua ngàn lớp cây rừng đến bên tai thi sĩ. Thi sĩ đang ở nơi nào đó yên tĩnh tới mức âm thanh nhỏ nhất vẫn có thể cảm nhận. Lòng thi sĩ chắc đang cô đơn lắm? Không, không đúng! Khi ví tiếng suối với “tiếng hát” phải chăng Người muốn nói rằng lòng Người không hề có một chút gì là cô đơn cả. Tiếng hát của người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó đang ru con ngủ trong đêm hay tiếng cô sơn thôn vừa làm nương vừa ca hát yêu đời cũng có khi là tiếng hát vọng núi rừng của con người lao động lên nương rẫy… Nhờ đó mà bức tranh thật gần gũi.

phat bieu cam nghi ve tac pham van hoc em thich nhat lop 7 canh khuya - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em thích nhất lớp 7 (Cảnh Khuya)

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Câu thơ thứ hai miêu tả bức tranh gần kề tác giả. Bức tranh được dệt bằng ánh trăng và bóng cây, là sự hội tụ của nhiều tầng tầng lớp lớp. Hai chữ lồng trong cùng một câu thơ tạo ra hai tầng bức tranh phía trên của trăng và lá cây, dưới mặt đất của ánh trăng và bóng cây, khi hai tầng này hòa thành một đã tạo nên thảm hoa trăng. Thiên nhiên tạo tác nên tuyệt phẩm này và nó thực sự trở thành tuyệt phẩm nhờ sự truyền tải tài tình tứ thơ của Bác.

>> Xem thêm:  Em hiểu như thế nào về câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đến hai câu thơ sau, tác giả tự khắc họa chân dung tâm hồn mình:

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Tác giả dùng hai chữ “chưa ngủ” làm em chợt nhớ đến câu thơ của Minh Huệ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”:

“Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Tuy nhiên, với việc sử dụng hai chữ “chưa ngủ” lại có tác dụng đặc biệt hơn là từ “không ngủ” bởi “chưa ngủ” ngoài việc cho thấy trạng thái còn thức hay mất ngủ còn thể hiện được nỗi trăn trở trong lòng khiến nhân vật trữ tình không thể ngủ yêu giấc. Giải thích lí do, tác giả đưa ra là “cảnh khuya như vẽ” và “lo nỗi nước nhà”. Hai cặp hình ảnh này đã nói lên Bác Hồ không chỉ là một người có tâm hồn nghệ sĩ, rất mực yêu thiên nhiên mà còn cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân và luôn lo lắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần cuối và đầu câu thơ còn cho thấy nỗi niềm thao thức cứ kéo dài mãi và tấm lòng người chiến sĩ cộng sản luôn hài hòa giữa chất tình và chất thép. Qua đó, tài năng, phong cách và tâm hồn Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ nét.

Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh hội tụ nhiều yếu tố dẫn tới thành công như ngôn từ giàu hàm súc, ngôn ngữ quen thuộc, hình ảnh đậm chất liên tưởng và giọng thơ linh hoạt, uyển chuyển… Hồ Chí Minh suốt đời đau đáu cho sự nghiệp dân tộc, nay sự nghiệp ấy đã tất thắng, Người có thể an yên mà bên vầng trăng tri kỉ của riêng mình.

>> Xem thêm:  Đề số 6: Chứng minh “Thơ Bác đầy trăng” như nhận định của nhà văn Hoài Thanh.

Hoài Lê

Bài viết liên quan