Soạn văn Sài Gòn tôi yêu – Chương trình Ngữ văn lớp 7


Để có thêm những định hướng tìm hiểu đơn giản, hiệu quả nhất đối với văn bản Sài Gòn tôi yêu, các bạn hãy cùng tham khảo bài Hướng dẫn soạn văn Sài Gòn tôi yêu mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn ở những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bố cục của bài văn

-Tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn ở những phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, con người của Sài Gòn.

-Có thể chia bài văn thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

+ Đoạn 2: tiếp theo cho đến “leo lên hơn trăm triệu”: cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

+ Đoạn 3: còn lại: khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

2. Trong đoạn 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả

-Thời tiết của Sài Gòn rất đa dạng và dễ thay đổi: buổi sáng có nắng sớm, buổi chiều gió lộng và thi thoảng có những cơn mưa nhiệt đới ào ào nhanh dứt. Thời tiết có lúc thay đổi đột ngột, từ đang “ui ui buồn bã” bỗng nhiên chuyển sang “trong vắt lại như thủy tinh”. Ban ngày thành phố náo động và dập dìu xe cộ, buổi sáng sớm tĩnh lặng với không khí mát dịu và thanh sạch. Đêm khuya lại thưa thớt tiếng ồn.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn kịch “Thề nguyền“ rút trong kịch “Rô - mê - ô và Giu - li - ét” của kịch tác giả sếch - xpia

b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

-Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện một cách nồng nhiệt, thiết tha. Đó là một tình yêu sâu sắc, bởi tác giả đã khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết”, yêu mọi không gian, địa điểm, yêu từ thiên nhiên đến con người. Tác giả thể hiện tình yêu của mình với Sài Gòn từ trực tiếp đến gián tiếp, sử dụng điệp từ yêu đến 6 lần.

3. Trong đoạn 2 (từ “Ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”) tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

-Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là sự tự nhiên, chân thành, cởi mở hiếu khách và bao dung nhân hậu, táo bạo nhưng vẫn rất ý nhị.

-Tác giả đã khẳng định những nét đẹp của con người qua hơn 50 năm thực tế hiểu biết. Người Sài Gòn biểu hiện rõ tính cách nhất trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là họ đã trải qua thử thách của hoàn cảnh lịch sử. Tác giả yêu Sài Gòn nhưng yêu hơn cả là người Sài Gòn, vẻ đẹp của người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu riêng biệt.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

4. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

-Tác giả đã khẳng định một cách chắc chắn về tình yêu da diết và thủy chung của mình với Sài Gòn ở đoạn cuối.

-Đoạn cuối còn nói lên lòng mong muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cũng yêu Sài Gòn như tác giả.

-Mở đầu nói lên tình yêu Sài Gòn, khi kết thúc cũng bằng tình yêu Sài Gòn, tình yêu Sài Gòn đã tồn tại xuyên suốt tác phẩm.

5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn

-Thứ nhất: bài văn sử dụng điệp từ “tôi yêu” ở nhiều câu văn, cấu trúc đó đã nhấn mạnh tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

-Thứ hai: bài văn dùng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận, với phương thức biểu cảm cả trực tiếp và gián tiếp.

II. Luyện tập

1. Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.

-Một số bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em: Mùa thu Hà Nội (Hoàng Thy), Một thứ quà của lúa non – cốm (Thạch Lam)

2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó

-Đối với mọi người, ai cũng có quê hương, quê hương là tiếng gọi vừa thân thương vừa thiêng liêng nhất. Là một người con ở xa quê hương, em luôn mong muốn được trở về nơi đồng quê với cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ở nơi đó luôn có bóng dáng của người bà tần tảo, thương yêu em hết mực, luôn ru em và cho em những kí ức tuổi thơ ngọt ngào. Quê hương đã in sâu trong tâm trí của em và là một phần không thể thiếu để em bước trên con đường vươn cao vươn xa đến những chân trời mới.

>> Xem thêm:  Câu ghép

Bài viết liên quan