Soạn văn Thuật ngữ – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Soạn văn Thuật ngữ với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu và vận dụng bài học của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Thuật ngữ là gì?

1. So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ “nước” và từ “muối”

Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hóa học

a. Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở những việc nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, đó là cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, theo cảm tính.

b. Cách giải thích thứ hai nêu lên được các đặc tính bên trong của sự vật, những đặc tính này phải trải qua nghiên cứu lí thuyết và các phương pháp khoa học.

Cách giải thích thứ hai là cách giải thích theo thuật ngữ chuyên môn, cần có kiến thức nhất định về hóa học mới hiểu được.

2. Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi

a. Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào?

-Thạch nhũ học ở môn Địa lí

-Ba-dơ học ở môn Hóa học

-Ẩn dụ học ở môn Ngữ văn

-Phân số thập phân học ở môn Toán học

b. Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?

-Những  ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học giáo dục và công nghệ.

>> Xem thêm:  Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 9 có viết: "Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ... cuộc đời."Hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) để làm sáng tỏ nhận xét trên

II. Đặc điểm của thuật ngữ

1. Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?

-Những từ nghĩa trên không còn nghĩa nào khác, bởi trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và kĩ thuật, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại. Đặc điểm này phù hợp với yêu cầu về tính chính xác, thống nhất và tính quốc tế của khoa học, kĩ thuật, công nghệ.

2. Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào, từ “muối” có sắc thái biểu cảm.

-Từ muối ở ví dụ (b) có sắc thái biểu cảm bởi nó được dùng theo phong cách văn bản nghệ thuật.

III. Luyện tập

1. Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào

-Lực – vật lí

-Xâm thực – địa lí

-Hiện tượng hóa học – hóa học

-Di chỉ – lịch sử

-Thụ phấn –  sinh học

-Lưu lượng – địa lí

-Trọng lực – địa lí

-Khí áp – địa lí

-Đơn chất – hóa học

-Thị tộc phụ hệ – lịch sử

-Đường trung trực – toán học

2. Đọc đoạn trích sau đây:

Trong đoạn trích này, “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?

>> Xem thêm:  Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt.

-Từ “điểm tựa” không được dùng như một thuật ngữ vật lí, mà ở đây nó có ý nghĩa là một chỗ dựa tin tưởng, vững chắc, gánh trọng trách cao cả.

3. Trong hóa học, thuật ngữ “hỗn hợp” được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn từ “hỗn hợp” hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.

Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào “hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường.

Hãy đặt câu với từ “hỗn hợp” dùng theo nghĩa thông thường.

-Trong câu (a) từ “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ hóa học

-Trong câu (b) từ “hỗn hợp” được dùng theo nghĩa thông thường

-Đặt câu: trộn hỗn hợp hoa quả xay và một hộp sữa chua sau đó sẽ có được một cốc sữa chua hoa quả.

4. Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.

Căn cứ vào các xách định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ “cá”. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ “cá” theo cách hiểu thông thường của người Việt?

>> Xem thêm:  Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

-Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.

-Như vậy các từ “cá heo”, “cá voi” không mang nghĩa chặt chẽ như thuật ngữ của sinh học.

5. Trong kinh tế học, thuật ngữ “thị trường” chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ “thị trường” chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được

Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một ngôn ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần ghi nhớ không? Vì sao?

-Hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc một ngôn ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần ghi nhớ. Bởi nó chỉ vi phạm khi được dùng cùng một lĩnh vực chuyên môn, còn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ khác nhau, có thể có có những từ ngữ giống nhau về âm nhưng lại là những thuật ngữ với nội hàm khác nhau.

Bài viết liên quan