Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ


Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Hướng dẫn

I. ẨN DỤ

Câu 1.

Ở câu ca dao thứ nhất, “thuyền” “bến” không chỉ là thuyền, bến mà còn mang một nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác: “Thuyền”“bến” là mối quan hệ giữa những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó với nhau. Nhưng bến thì cố định, còn thuyền thì di chuyển, không cố định.

Ở câu ca dao thứ hai cũng thế: bến cũ – con đò.

Ở đây tác giả dùng phép so sánh ngầm thuyền – bến, cây đa – con đò gợi người đọc, người nghe liên tưởng đến: Chàng – thiếp, người con trai, người con gái những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhau nhưng phải xa nhau.

Câu 2.

– Trong câu 1, phép ẩn dụ lửa lựu lập lòe khiến cảnh sắc mùa hè được miêu tả sinh động hơn, cảnh vật hiện lên như có hồn và thật sống động trước mắt người đọc.

– Trong câu 2, học sinh tự nhận xét cách dùng từ ngữ thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, tình cảm gầy gò…

Trong các câu thơ tiếp theo, học sinh tự nhận xét về các hình ảnh ấn dụ: giọt, thác, thuyền, phù du, phù sa.

II. HOÁN DỤ

Câu 1.

a) Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng… nhà thơ Nguyễn Du muốn nói đến tuổi trẻ, thanh niên. Cụm từ này nếu so với tuổi xuân, thanh niên thì có thể gợi ra những ý tưởng khác. Cũng thế, nhà thơ dùng cụm từ má hồng đế chỉ cô gái trẻ đẹp, “nữ nhân”, “tố nữ”, nàng Kiều. Ở hai câu thơ này, cụm từ má hồng nói đến thân phận làm gái lầu xanh của người phụ nữ. Đúng là Nguyễn Du đã dùng những từ chỉ bộ phận cơ thể (đầu, má) để chỉ con người. Đây là cách diễn đạt vừa gợi tình ý sâu xa vừa miêu tả sinh động…

Tương tự như thế, nhà thơ Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu là để chỉ người nông dân nghèo khổ, cụm từ áo xanh là để chỉ công nhân thợ thuyền.

Câu 2.

Trong câu thơ thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào, Nguyễn Bính đã sử dụng phép hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông là để chỉ người thôn Đoài, người thôn Đông và những hình ảnh ẩn dụ cau thôn Đoài, trầu không thôn nào để chỉ nhừng người đang yêu nhau. Bởi lẽ quan hệ giữa những người tuổi trẻ đang yêu nhau cũng có những điểm tương đồng với quan hệ giữa trầu và cau. Trầu và cau là hai sự vật gắn bó không rời nhau, tồn tại vì nhau, cho nhau khi hòa hợp thể thắm thiết. Quan hệ tương đồng là cơ sở của mọi ẩn dụ. Đặc biệt là trong câu thơ này, đích của người nói là hướng về người yêu nhưng người nói lại bâng quơ lấp lửng… thật đáng yêu.

Câu 3.

Học sinh có thể sử dụng cách nói ẩn dụ và hoán dụ như: Con chim họa mi của lớp ta để chỉ một bạn nữ sinh nào đó hát hay hoặc một chân sút siêu hạng (chỉ một bạn đá bóng giỏi). Sau đó viết một đoạn văn có sử dụng hai phép tu từ đã học.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ

Hoán dụ

  1. Dựa trên sự liêu tưởng giống nhau (liên tưởng tương đồng) của hai đốì tượng bằng so sánh ngầm.
  2. Thường có sự chuyển trường nghĩa.
  3. Khung quy chiếu
  1. Dựa trên sự liên tưởng kề cận (gần gũi) của hai đối tượng mà không so sánh.
  2. Không chuyển trường mà cùng trong một trường nghĩa.
  3. Khung quy chiếu.
>> Xem thêm:  Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu – tác giả của tác phẩm Lục Vân Tiên

Mai Thu

Bài viết liên quan